Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Ngồi nhà mua hàng toàn cầu

(SGTT) - Thương mại điện tử đang mở ra cơ hội mua hàng xuyên biên giới cho người tiêu dùng toàn cầu, trong đó có người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước có thể chọn mua trực tiếp qua amazon.com, bestbuy.com, eBay.com... hoặc đặt mua hàng ngoại thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước.

Không cần phải loay hoay, mò mẫm lên các trang bán lẻ toàn cầu, như amazon.com, bestbuy.com... để mua món hàng ưa thích, người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua được món hàng đó từ các trang web ở trong nước. Xu hướng ngồi nhà mua hàng toàn cầu phổ biến do nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng chưa có mặt hoặc chưa được bán tại Việt Nam và một phần nhờ ngày càng có nhiều nhà bán lẻ trong nước tham gia vào thị trường mua hàng nước ngoài này.

Bộ lọc bảo vệ người tiêu dùng

Một số nhà bán lẻ tại Việt Nam như FPT Shop đã sớm thích ứng với nhu cầu mua hàng toàn cầu của người Việt và đã mở chuyên mục “hàng Mỹ” (https://hangmy.fptshop.com.vn/us), cho phép khách hàng ở Việt Nam đặt mua trực tiếp các món hàng có xuất xứ nước ngoài đang được bán trên trang web amazon.com mà không cần phải đặt hàng mua qua Amazon. Đến nay, chuyên mục này đã có thêm những mặt hàng từ các nước khác Mỹ, như Đức, Nhật Bản… với khoảng 4 tỉ sản phẩm.

Đại diện nhà bán lẻ FPT Shop cho biết tất cả các mặt hàng bán trên trang “hàng Mỹ” đều được thông quan hợp pháp. Theo bản thỏa thuận giữa FPT Shop và đối tác Fado, cả hai bên sẽ chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hàng hóa, riêng FPT Shop làm trung gian tương tác với khách hàng trong nước.

Theo FPT Shop, các trang bán lẻ trực tuyến thường có hàng chục ngàn người bán cùng một loại hàng với mức giá bán khác nhau, nếu không chọn được người bán hàng uy tín thì người mua dễ gặp rủi ro bị lừa đảo. Trang “hàng Mỹ” của FPT Shop giữ vai trò như bộ lọc bảo vệ người tiêu dùng: vì nếu nhận thấy người bán hàng (seller) không có uy tín, đội ngũ xử lý đơn hàng của FPT sẽ tư vấn khách chọn lựa người bán hàng khác.

Một công ty có tiềm lực trong hoạt động mua hàng toàn cầu là Fado.vn cũng đang là “cầu nối” hỗ trợ khách hàng đặt mua các sản phẩm từ nước ngoài thông qua các trang bán lẻ trực tuyến như amazon.com. Người dùng có thể thông qua trang web fado.vn đặt mua nhiều loại sản phẩm khác nhau, như quần áo thời trang, đồng hồ, mắt kính, phụ kiện kỹ thuật số, đồ gia dụng... Fado.vn có ba nguồn hàng chính là Mỹ, Nhật và Đức và khích lệ khách hàng đăng ký tài khoản để nhận được các chương trình ưu đãi dành cho thành viên.

Mua hàng nước ngoài trên Tiki
- Khách hàng sau khi đặt hàng và thanh toán thành công đối với các sản phẩm có biểu tượng “hàng giao từ nước ngoài" và logo Tiki Global sẽ không được phép hủy đơn hàng vì bất cứ lý do gì.
- Giá bán sản phẩm đã bao gồm các phí, thuế phát sinh trong quá trình vận chuyển thông quan về Việt Nam và chưa bao gồm phí vận chuyển chặng cuối giao hàng trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách hàng phải thanh toán trước 100% giá trị đơn hàng.

Kết nối “chợ nội” và “chợ ngoại”

Hiện tại, cả hai tập đoàn bán lẻ trực tuyến toàn cầu là Alibaba và Amazon đều đã có đại diện chính thức tại thị trường Việt Nam. Tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2019 (VOMF 2019) ở Hà Nội, đại diện công ty Amazon Global Selling Vietnam cho biết Amazon đã thành lập công ty tại Việt Nam và phối hợp với Bộ Công Thương những chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động bán hàng toàn cầu.

Cả Alibaba và Amazon vào Việt Nam chủ yếu để thu hút số lượng đông đảo người bán hàng lên chợ bán hàng cầu alibaba.com và amazon.com; đồng thời cũng thông qua kết nối với các địa phương, cơ quan quản lý ngành công thương để tăng cường nguồn hàng cung ứng cho trang bán hàng toàn cầu của mình. Vào đầu năm nay, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Lazada giới thiệu chương trình “Làng nghề đặc sản online” nhằm giúp các làng nghề truyền thống mở rộng thị trường theo phương thức bán hàng online. Mục tiêu lớn hơn của chương trình này không chỉ đơn giản là bán các mặt hàng đặc sản của Việt Nam trên sàn TMĐT Lazada Việt Nam mà còn hướng tới bán hàng toàn cầu, đưa sản phẩm làng nghề Việt Nam đến các nước trên thế giới.

Hiện tại, đã có các sàn TMĐT lớn như tiki.vn, lazada.vn, shopee.vn... mở chuyên mục “hàng nước ngoài”, kết nối với các sàn TMĐT ở nước ngoài, như amazon.com, bestbuy.com, eBay.com... để người dùng đặt hàng trực tiếp tại Việt Nam... Các sàn TMĐT này sẽ thay mặt khách hàng trong việc tiếp nhận yêu cầu mua hàng (hàng hóa hiển thị trên sàn TMĐT như hàng hóa bán ở nội địa); sau đó đảm nhận khâu vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan, đóng thuế nhập khẩu...

Mỗi sàn TMĐT sẽ có một nguồn hàng khác nhau. Nguồn hàng trên các sàn TMĐT đa dạng, nhưng cũng có những sản phẩm không được bán tại Việt Nam.
Mức độ kết nối online giữa “chợ nội” và “chợ ngoại” đang trở nên dễ dàng hơn và tạo điều kiện cho sự bùng nổ tiêu dùng, trong đó người Việt mua hàng ngoại ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là với những mặt hàng chưa được sản xuất ở Việt Nam. Việc mua hàng ở nước ngoài đối với người dùng chỉ đơn giản là bấm vài nút, ra lệnh chuyển tiền và chờ nhận hàng tại nhà...

Chí Thịnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Kết nối