Thứ hai, Tháng hai 10, 2025

Xem xét tăng trần nợ công để đầu tư vào đường sắt đô thị

(SGTT) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 549/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TPHCM đến năm 2035. Trong đó, Thủ tướng đề nghị đa dạng hóa nguồn vốn, có thể xem xét tăng trần nợ công và bội chi ngân sách.
Bộ Chính trị đã chấp thuận điều chỉnh trần nợ công lên khoảng 80% GDP với các dự án đường sắt đô thị. Ảnh: Minh Hoàng

Theo thông báo số 549/TB-VPCP, Thường trực Chính phủ ghi nhận những nỗ lực đáng kể của các cơ quan liên quan trong việc chuẩn bị hồ sơ đề án. Tuy nhiên, để dự án sớm được triển khai, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo tính khoa học và khả thi.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, UBND thành phố Hà Nội và TPHCM hoàn thiện hồ sơ đề án với quan điểm phải thể hiện được tư duy hiện đại, tầm nhìn chiến lược với cách nghĩ và cách làm mới, quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố phải đảm bảo đồng bộ với quy hoạch tổng thể đường sắt quốc gia.

Thủ tướng nhấn mạnh đề án cũng cần đa dạng hóa hình thức huy động, nguồn lực vốn theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với thực tế triển khai dự án, trong đó tăng trần nợ công và bội chi ngân sách (báo cáo cấp có thẩm quyền). Đồng thời, việc áp dụng công nghệ hiện đại và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất sẽ giúp tăng hiệu quả quản lý và vận hành hệ thống đường sắt đô thị.

Dự án cũng phải được nghiên cứu kỹ, triển khai nhanh, hiệu quả, phân cấp, phân quyền mạnh, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát khâu thực hiện. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện để đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu, có thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài.

Đề án cần đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến việc lựa chọn tư vấn, nhà thầu, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.

Về kiến nghị, Bộ Chính trị đã nhất trí với chủ trương triển khai đề án và đồng ý áp dụng các cơ chế đặc thù cho dự án. Ban cán sự đảng Chính phủ sẽ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội để hoàn thiện cơ chế, chính sách này trước khi trình Quốc hội thông qua.

Bộ Chính trị cũng đồng ý điều chỉnh trần nợ công lên khoảng 80% GDP và cho phép tăng bội chi ngân sách ở mức phù hợp. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, Bộ Chính trị giao UBND thành phố Hà Nội và TPHCM làm chủ đầu tư và được sử dụng ngân sách địa phương để triển khai giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện và thực hiện đề án. Các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động phối hợp tích cực với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình hoàn thiện, trình Bộ Chính trị cho ý kiến và tổ chức thực hiện đề án.

Bình Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mạng lưới 12 tuyến metro TPHCM sau khi hoàn thiện sẽ...

0
(SGTT) - Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố dự kiến đến...

Metro Bến Thành – Suối Tiên thu hơn 11,7 tỉ đồng...

0
(SGTT) - Trong 10 ngày đầu khai thác thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành -...

Bộ GTVT đặt mục tiêu khởi công 19 dự án giao...

0
(SGTT) - Trong kế hoạch thi đua năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đặt mục tiêu khởi công 19 dự án giao...

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù phát triển đường sắt...

0
(SGTT) - Trên cơ sở tiếp nhận những ý kiến của Hà Nội và TPHCM, Bộ Giao thông vận tải tiếp thu và hoàn...

TPHCM và Hà Nội đề xuất 36 chính sách để phát...

0
(SGTT) - Chiều 20-1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai đề án phát triển mạng...

Đến 2030, ngành đường sắt sẽ đóng các toa tàu khách...

0
(SGTT) - Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tập trung...

Kết nối