Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc thực phẩm

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến 368 người bị ngộ độc. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm làm nhiều người  phải nhập viện điều trị. Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do điều kiện thời tiết thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, cũng như quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu, thực phẩm chưa đúng cách.

Chưa đầy một tháng qua, TP Nha Trang có hàng trăm người nhập viện liên quan đến các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà, thức ăn đường phố bán trước cổng trường học. Hay mới đây, ngày 3-4 tại một lễ hội ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, ghi nhận gần 50 người dân sau khi ăn bánh mì, bánh bao từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, vẫn còn nhiều vụ liên quan ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trên cả nước thời gian gần đây.

Ảnh minh hoạ

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế, chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8. Đồng thời, người dân cũng phải chú ý trong quá trình lựa chọn nguyên liệu và bảo quản món ăn.

Dưới đây là một số khuyến cáo trong việc bảo quản thực phẩm mùa nắng nóng để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể áp dụng trong gia đình:

Ăn ngay khi thức ăn vừa được chế biến, nấu chín: nếu không thể ăn ngay thì các loại thức ăn này được che đậy kỹ và chỉ có thể để được tối đa 2 giờ trong nhiệt độ bên ngoài.

Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn: nhiệt độ bảo quản thức ăn đã chế biến, nấu chín để ăn ngay nếu giữ nóng phải từ 70 độ C để có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm hay được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C để ngăn sự phát triển vi khuẩn. Thực phẩm tươi sống dễ hỏng như cá, thịt, hải sản nên được giữ ở nhiệt độ khoảng 2-3 độ C.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn: trong tủ lạnh, thức ăn chín, thực phẩm đã chế biến nên được lưu giữ tầng trên, thời gian lưu giữ tối đa 2-3 ngày. Các sản phẩm tươi sống chưa chế biến như trứng, rau, củ thì nên để tầng dưới hay dưới cùng, thời gian lưu giữ 5-7 ngày. Thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau, củ,…) cần được sơ chế (cắt gốc, rửa sạch), bao gói, có thể dán nhãn từng loại để phân loại sử dụng chúng rồi mới đưa vào bảo quản ngăn mát (bảo quản tối đa 3-4 ngày) hay đông lạnh (bảo quản được đến 3-4 tháng). Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.

Thực hiện rã đông thực phẩm đông lạnh an toàn: việc rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh. Không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông, việc làm này sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm

Kiểm tra hạn sử dụng và tình trạng của thực phẩm: thường xuyên kiểm tra hạn dùng của thực phẩm khi bảo quản và kiểm tra kỹ tình trạng của thực phẩm trước khi sử dụng. Tránh sử dụng thực phẩm đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hỏng.

Chế biến thực phẩm đúng cách: các thực phẩm thịt, cá, trứng và một số rau, củ cần phải được chế biến đúng cách và nấu chín trước khi sử dụng để tránh ngộ độc thực phẩm và bị nhiễm ký sinh trùng.

Sử dụng nước sạch, chọn lựa thực phẩm an toàn: sử dụng nước sạch để sơ chế hoặc chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải được lựa chọn tươi, ngon, đảm bảo về nguồn gốc.

Giữ vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm.

Theo Báo Pháp Luật, Báo Điện tử Chính phủ

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục...

0
(SGTT) - Khi nhắc đến các bệnh lý về mắt do lão hóa, lão thị và đục thủy tinh thể thường xuất hiện nhiều nhất...

Hiểu về thuốc giảm cân trước khi sử dụng

0
(SGTT) - Giảm cân luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và thuốc giảm cân đã trở thành lựa chọn hấp...

10 thực phẩm trong tủ lạnh nên tránh để bảo vệ...

0
(SGTT) - Tủ lạnh thường được coi là nơi lưu trữ thực phẩm nhưng không phải tất cả thực phẩm được bảo quản trong...

Cân nặng lý tưởng không chỉ được đánh giá bằng chỉ...

0
(SGTT) - Cân nặng lý tưởng không chỉ là con số trên thang đo mà nó còn phản ánh sức khỏe tổng thể của...

Sở Y tế TPHCM: người dân cảnh giác với dịch vụ...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo có nội dung về thay...

Rủi ro và cách phòng tránh các vấn đề về mắt...

0
(SGTT) - Sử dụng kính áp tròng mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe mắt nếu...

Kết nối