Thứ Sáu, Tháng 7 4, 2025

Thêm 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo Báo Điện tử Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh 12 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 12 di sản trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận nằm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và thành phố Hà Nội.

Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang . Ảnh: TL

Tại Tuyên Quang có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận, bao gồm tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; Lễ hội truyền thống Lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức về cọn nước của người Tày, xã Trung Hà, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn huyện Na Hang, xã Phúc Yên huyện Lâm Bình; Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày, xã Lăng Can, xã Hồng Quang, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình

Tại Điện Biên cũng có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận, gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật múa của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé và Nghề thủ công truyền thống Nghề rèn của người Mông.

Nghệ thuật Khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn lại gồm Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;  Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đăng Huy

Theo Báo Điện tử Chính phủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về An Giang thăm Thiền viện Trúc Lâm bên núi Sập

0
(SGTT) - Thiền viện Trúc Lâm An Giang tọa lạc bên một hồ nước và núi đá bao quanh, thuộc xã Thoại Sơn, tỉnh...

Một số di tích trên phố cổ Hà Nội tạm dừng...

0
(SGTT) - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo về việc tạm dừng đón khách tham quan...

6 ngôi chùa Khmer nên ghé thăm khi đến Vĩnh Long

0
(SGTT) – Các phường Nguyệt Hóa, Trà Vinh, xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (mới) là nơi hội tụ đậm nét văn hóa Khmer...

Vẻ thanh bình nơi chùa Bằng, ngôi cổ tự hơn 400...

0
(SGTT) - Chùa Bằng - ngôi chùa hơn 400 năm tuổi trên phố Bằng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), có không gian xanh...

Về Kim Bồng trải nghiệm phiên chợ quê xứ Quảng

0
(SGTT) - Chiều 14‑6, đông đảo người dân và du khách đổ về làng Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, Quảng Nam) tham dự phiên chợ quê...

Ngôi chùa Khmer có cổng ba vòm cong như hang động...

0
(SGTT) - Chùa Hang có tên Khmer là Wat Kompong Ch’rây, là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tiêu biểu...

Kết nối