Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Tham quan “lò” đào tạo võ sĩ sumo tại Nhật

(SGTTO) - Sumo là một trong những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Với người Nhật, sumo không phải là môn thể thao giải trí mà còn là biểu tượng quốc gia, là một phần của nghi thức Thần đạo. Võ sĩ sumo được mọi người tôn vinh như đệ tử của các vị thần và võ đài sumo không chỉ đơn thuần là sân thi đấu mà còn là nơi chốn vô cùng linh thiêng.

Nghề hái ra tiền

Theo nhiều tài liệu, bắt nguồn từ một nghi thức đi kèm với điệu múa cầu cho mùa màng được bội thu từ 1.500 năm trước, một số nghi thức trên sàn đấu vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Đến thế kỉ thứ 12 thì sumo không còn là võ sĩ tự do hoạt động riêng lẻ như trước nữa mà phải vào quân đội để phục vụ chiến tranh.

Sau đó các lò đào tạo sumo ra đời và các võ sĩ ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhưng đây thật sự trở thành một thứ biểu tượng của văn hóa tinh thần hoạt động chuyên nghiệp với nhiều luật lệ chặt chẽ mới trong khoảng 300 năm trở lại đây.

Tiêu chuẩn chính để trở thành võ sĩ sumo là nam thanh niên có độ tuổi từ 15 – 24, cân nặng tối thiểu 80kg và chiều cao xấp xỉ 1,67 mét. Trình độ học vấn phải tốt nghiệp trung học trở lên.

Ngày trước, các hoạt động ăn ở đào tạo của các võ sĩ sumo học việc được tài trợ bởi Hiệp hội Sumo Nhật Bản. Các võ sinh sẽ phải trải qua kì kiểm tra tổng quát về sức khỏe, thị lực, phản xạ, sức bền, tốc độ… để được nhận vào lò đào tạo. Họ sẽ được luyện tập ít nhất một năm rưỡi để chính thức bước lên sàn đấu.

Hiện nay tại Nhật có khoảng 700 võ sĩ sumo đủ tiêu chuẩn lên sàn. Võ sĩ sumo được chia thành 6 cấp bậc và thu nhập “siêu cao” chỉ có ở hai cấp bậc cao nhất là Yokozuna và Ozeki. Võ sĩ sumo cấp bậc Ozeki (hạng 2) có thể kiếm được hơn 2,4 triệu yên mỗi tháng (khoảng 500 triệu đồng). Võ sĩ ở cấp bậc cao nhất Yokozuna có thể kiếm khoảng tiền lên đến 145 triệu yên (Khoảng 29 tỉ đồng) mỗi năm gồm trợ cấp, tài trợ, các khoản tiền thưởng và thu nhập khác. Các võ sĩ sumo cấp bậc thấp có thu nhập không cao, chủ yếu là trợ cấp từ lò luyện và hiệp hội.

Mở cửa đón du khách

Nếu đến Tokyo trong dịp diễn ra giải đấu sumo lớn (sự kiện này thường kéo dài 15 ngày vào tháng 1, tháng 5và tháng 9 hằng năm) thì du khách có thể xem các võ sĩ sumo đấu ở Ryogoku Kokugikan - nhà thi đấu Sumo quốc gia Tokyo. Đây là sàn đấu lâu năm và lớn nhất cả nước được xây dựng từ năm 1985.

Ryogoku Kokugikan cũng là nơi tổ chức ba trong sáu giải đấu lớn nhất Nhật Bản mỗi năm. Phòng bán vé mở cửa lúc 8 giờ, đóng cửa vào 16 giờ chiều các ngày trong tuần và các cuộc thi đấu bắt đầu từ 9 giờ sáng đến tối. Tuy nhiên các giải đấu lớn thường hết vé sớm nên nếu muốn đi coi khách nên đặt mua trước.

Nếu du khách đến đây vào dịp không diễn ra các giải đấu có thể thử tìm đến các lò dạy và huấn luyện sumo để xem họ luyện tập.

Ở Tokyo có khoảng 50 lò đào tạo sumo tập trung chủ yến ở khu vực Ryogoku. Các buổi tập sáng ở đây thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc 22 giờ mỗi ngày. Để được vào các lò đào tạo, du khách phải mua tour đăng kí thông tin trước chứ không thể đi tự túc.

Để đến được khu Ryogoku, du khách có thể đi bằng tàu điện hoặc xe buýt. Đi xem buổi tập sớm khá thú vị vì buổi tập của một võ sĩ sumo thường sẽ bắt đầu từ tầm 5 giờ sáng. Sau khi khởi động hít thở ngoài trời thì các võ sĩ sẽ ôm bụng đói tiếp tục tập các bài tập đứng, di chuyển, đấu với nhau bên trong sân tập.

Buổi tập trong sân thuờng kéo dài tới khoảng 9 giờ sáng. Sau khi các trận đấu tập kết thúc họ lại tiếp tục phần thể dục nhẹ với tạ, đi vòng tròn và cuối cùng là giãn cơ trước khi kết thúc buổi tập.

Ở những điểm này, việc sử dụng máy quay phim hay chụp ảnh có tiếng động được cảnh báo hạn chế và đèn flash máy ảnh cũng bị cấm. Đồ ăn uống tuyệt đối không được đem vào và cũng không gây tiếng ồn hay nói chuyện điện thoại khi xem.

Các võ sĩ cho biết họ ở ngay tại lò luyện tập, sống cùng nhau. Phụ nữ không được sống trong khuôn viên lò luyện nên họ sẽ phải tự làm hết mọi việc. Bữa ăn chủ yếu của họ sẽ có lẩu chankonabe và uống thật nhiều bia để tăng trọng lượng cơ thể.

Tại đây, du khách có thể chụp ảnh cùng với các đấu sĩ ngay tại nơi luyện tập của họ. Nếu may mắn du khách có thể chụp ảnh lưu niệm cùng một đấu sĩ có thứ bậc cao như một Ozeki (để đạt thứ bậc này họ cần thắng khoảng 33 trận đấu trong các mùa giải hoặc vô địch ba mùa giải liên tiếp)

Thời gian gần đây, nhiều hoạt động quảng bá cho văn hóa sumo được đẩy mạnh và cánh cửa các lò võ được nới lỏng. Du khách có thể vào tận trong sân tập để xem. Cách đây vài năm, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài hoặc xem các buổi tập của các võ sinh qua tấm kiếng cửa sổ, và hầu như khách du lịch rất khó có thể mua được vé tốt để đi xem các giải đấu sumo lớn.

Hiện nay, nhiều công ty cung cấp dịch vụ du lịch nội địa cũng có bán loại tour tham quan và vé đi xem các giải đấu sumo.

Bài, ảnh: Liên Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mùa lá vàng, lá đỏ ở Nhật Bản lập kỷ lục...

0
Thời tiết ấm áp kéo dài khiến mùa lá đỏ và lá vàng tại Nhật Bản có thể đạt đỉnh muộn hơn so với...

Nhật Bản xúc tiến du lịch khen thưởng tại thị trường...

0
(SGTT) – Gần đây, du lịch khen thưởng (incentive) ngày càng thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó,...

Du khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng mạnh

0
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản công bố ngày 16-10, khách nước ngoài đến Nhật Bản...

Gợi ý 5 cung đường hiking khám phá Nhật Bản cho...

0
(SGTT) - Nếu muốn hòa mình vào thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Nhật Bản, thì hoạt động đi bộ đường...

Mùa lá đỏ ở Nhật Bản dự kiến đến chậm do...

0
(SGTT) – Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài, mùa lá đỏ ở Nhật Bản năm nay dự kiến sẽ đến muộn...

Ghé Hamamatsu, thăm nơi lưu giữ hàng ngàn nhạc cụ trên...

0
(SGTT) – Bảo tàng nhạc cụ Hamamatsu nằm tại thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka được xem là bảo tàng đầu tiên và duy nhất...

Kết nối