Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Fiserv đưa giải pháp cho ngân hàng số Việt Nam

Công ty công nghệ tài chính Mỹ, Fiserv, vừa chính thức bước vào thị trường Việt Nam bằng việc đưa ra các giải pháp cho hệ thống ngân hàng số trên toàn quốc. 

Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Ở Việt Nam, chúng tôi cung cấp nền tảng lưu trữ cốt lõi, giao dịch điện tử, quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro cũng như các giải pháp chống rửa tiền. Khách hàng tiềm năng là các công ty tài chính muốn phát triển công nghệ và tìm kiếm đối tác hiểu được nhu cầu của họ trong thời đại kỹ thuật số”.

Được biết, trước đây, Fiserv Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính cho các khách hàng gồm Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Fiserv hiện đang hỗ trợ hơn 12.000 khách hàng ở hơn 80 quốc gia, cung cấp các trải nghiệm và các giải pháp cho phép người dùng quản lý dòng tiền nhanh chóng và hiệu quả. “Người tiêu dùng muốn được tự tin làm chủ tài chính của mình, còn ngân hàng điện tử giúp họ theo dõi và kiểm soát dòng tiền đó. Hình thức này an toàn hơn hẳn việc mang theo một lượng lớn tiền mặt. Suy cho cùng, ngân hàng điện tử giúp thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, khi mà người tiêu dùng mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiểu họ và cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất. Quá trình xây dựng một xã hội không tiền mặt theo đề xuất của chính phủ đòi hỏi các tổ chức tài chính phải đưa ra giải pháp thông minh cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Công nghệ sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng những kỳ vọng cao của khách hàng trong tương lai”, ông Marthenz nói thêm.

Việt Nam là một trong những quốc gia có mạng lưới thông tin phát triển mạnh với 64 triệu người dùng Internet. Báo cáo của McKinsey & Company đã chỉ ra rằng tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng điện tử tại Đông Nam Á đang có xu hướng tăng lên, trong đó Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực với số lượng người dùng tăng 6,3 lần từ năm 2011 đến năm 2014.Theo báo cáo của Solidiance mới nhất về công nghệ tài chính, Việt Nam có hơn 35 triệu người mua sắm trực tuyến và dự đoán sẽ tăng lên 42 triệu, chiếm 42,5% dân số ước tính trước năm 2021. Mức chi tiêu trực tuyến sẽ tăng từ 62 lên 96 đô la Mỹ, và hình thức giao hàng thu tiền sẽ được thay thế bằng thanh toán điện tử, giúp mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng.

Tuyết Trình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cảnh báo lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu,...

0
(SGTT) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo liên...

TPHCM: Chợ hoa xuân ‘Trên bến dưới thuyền’ có hơn 680...

0
(SGTT) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14-1-2025 đến 28-1-2025 (tức từ ngày 15 đến 29...

Hội An lần đầu tiên có bảo tàng về thổ sản

0
(SGTT) – Thành phố Hội An hôm nay 3-12, đã khai trương Bảo tàng thổ sản Hội An tại nhà số 57 Trần Phú,...

Mai anh đào bung nở sớm ở Đà Lạt

0
(SGTT) - Khi mùa hoa dã quỳ khép lại, Đà Lạt tiếp tục chào đón sắc mai anh đào – loài hoa báo hiệu...

Triệu hồi xe Audi Q5 ở Việt Nam vì lỗi ở...

0
(SGTT) - Audi Việt Nam bắt đầu chương trình triệu hồi Audi Q5 được sản xuất từ 2009 đến 2012, được nhập khẩu và...

Cơm gạo lứt thịt bò sốt teriyaki cho bữa trưa lành...

0
(SGTT) – Thời gian gần đây, gạo lứt được một số quán cơm trưa văn phòng ứng dụng trong thực đơn để mang đến...

Kết nối