(SGTT) - Cùng với phở nước thì phở trộn cũng được nhiều người ưa chuộng, bởi sợi phở dai mềm thấm đẫm nước sốt. Pha sốt theo kiểu Thái sẽ càng làm món ăn thêm ngon khi có cả vị mặn, ngọt, chua, cay kết hợp hài hòa với nhau.
- Trưa nay ăn gì: Phở cuộn tôm chiên giòn thơm ngon, lạ miệng
- Trưa nay ăn gì: hộp cơm văn phòng hấp dẫn với gà viên chiên, cá kho
Nói đến món trộn thì đã có nhiều biến tấu hấp dẫn như bún trộn hải sản, miến trộn ngan hay mì trộn Hàn Quốc. Trong đó, Không thể thiếu với người Việt là phở trộn và tùy theo mỗi vùng miền mà công thức trộn khác nhau. Lý do phở trộn được yêu thích bởi do phở là loại sợi làm từ gạo thân thuộc với người dân, phổ biến khắp đất nước, có lịch sử lâu đời. Thân thuộc như thế nên rất dễ để tự mình biến tấu món ăn mà không lo làm mất hương vị đặc trưng, đồng thời cũng sáng tạo công thức mới.
Một trong số đó là cho sốt Thái vào phở, kết hợp hài hòa nét ẩm thực từ hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan. Xứ sở Chùa Vàng nổi tiếng với món ăn luôn thêm chanh, me hoặc ớt, mang vị chua chua, cay nồng mùi ớt. Phở thơm mùi gạo, vị nhạt khi thêm sốt Thái chua cay thì hợp đến không ngờ. Thực chất, sốt Thái cũng có nhiều kiểu pha, phổ biến là hai loại sốt sử dụng nước me và nước chanh để tạo vị chua đặc trưng. Với kiểu nào thì món phở cũng đều mang vị ngon làm hài lòng người ăn.
“Một số lưu ý khi làm phở trộn kiểu Thái là lựa nguyên liệu tươi ngon, như tôm nên chẻ lưng luộc trong nước sôi cho gừng và hành lá để khử mùi. Sau đó, ngâm vào nước đá lạnh giúp tôm giữ được màu và giòn. Nước sốt trộn phở ta nên pha mắm đường hòa tan trước, rồi mới cho nước cốt chanh. Tỏi ớt thì bằm nhỏ cho vào sau cùng để nước sốt nhìn đẹp và ngon hơn".
Anh Nguyễn Văn Thông, Phó chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp tỉnh Bình Dương
Nguyên liệu pha sốt ngoài chanh và me thì hầu như không có nhiều khác biệt. Ở sốt me chủ yếu công đoạn phi vàng sả, gừng, tỏi, ớt cho thơm, để tinh dầu được chảy ra. Tiếp đến thêm nước cốt me, nêm nếm và đun sệt lại. Sốt me có màu nâu cùng dầu ăn óng ánh, vị chua thanh, rưới lên phở với đậu phộng rang beo béo rất hợp.
Còn sốt Thái dùng chanh có công thức tương tự nước mắm chua ngọt, nhưng nêm nếm đậm hơn, vị chua cay nồng hơn hẳn. Sốt này còn giúp tiết kiệm thời gian và nguyên liệu dễ kiếm trong thời gian giãn cách này.
Ngoài phở tươi có thể dùng phở khô, nên ngâm sơ, rửa sạch và trụng qua nước sôi thêm muối, dầu ăn. Chuẩn bị thêm tôm, thịt luộc, bò xào… và các loại rau sống ăn kèm món phở trộn. Ghi nhận trên các trang bán hàng trực tuyến, phở khô giá khoảng 30.000 đồng/gói/200g, các loại tôm tươi có giá dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/500g…
Khi đã có nguyên liệu thì mọi người còn chần chừ gì mà không vào bếp để chế biến món ăn này cho người thân thưởng thức qua công thức sau đây: