Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Cơ hội thêm thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vú

Minh An-

Bộ Y tế vừa chính thức cấp phép sử dụng hai thuốc mới là pertuzumab (điều trị bước 1) và trastuzumab emtansine (T-DM1) (điều trị bước 2) trong ung thư vú di căn HER2 dương tính. Việc này mở thêm cơ hội điều trị, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ tại Việt Nam, theo bác sĩ Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM.

Ung thư vú dương tính với HER2 là ung thư vú liên quan đến một loại protein được gọi là thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì (HER2), thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Đây là loại ung thư di căn lên não và gây tử vong rất nhanh mặc dù bệnh nhân được phát hiện sớm.

Breast-Cancer-Awareness-Ad_2015_HR

Xu hướng tăng nhanh ca mắc ung thư vú

Tại hội thảo “Bước tiến mới trong điều trị ung thư vú di căn HER2 dương tính” diễn ra tại TPHCM tuần trước, TS. BS. Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, hiện việc điều trị ung thư vú tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực, qua đó giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ trên tuổi 40 và các đối tượng có nguy cơ cao cũng đã được khám tầm soát và trị bệnh ở giai đoạn sớm. Điều này là nhờ các chương trình nâng cao nhận thức về bệnh cũng như tầm soát ung thư vú miễn phí của Bộ Y tế, các bệnh viện và các quỹ hỗ trợ bệnh nhân.

Theo BS. Trần Nguyên Hà, so với khoảng 10 năm về trước, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn sớm đã tăng. Tỷ lệ chữa khỏi của bệnh này đối với các trường hợp phát hiện sớm đã lên tới khoảng 90%. Tuy nhiên, việc điều trị cho bệnh nhân đến khám ở giai đoạn trễ (khoảng 40%), và bệnh nhân được chẩn đoán sau điều trị tái phát và di căn, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và là một thách thức trong điều trị ung thư vú.

Bác sĩ Trần Nguyên Hà cho biết thêm, tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ (dưới 40 tuổi), trong đó lứa tuổi gặp nhiều từ 45-55. So với nhiều quốc gia, tỷ lệ mắc ung thư vú tại Việt Nam thấp hơn, nhưng xu hướng gia tăng lại nhanh hơn, giai đoạn phát hiện bệnh trễ hơn và lứa tuổi mắc bệnh cũng trẻ hơn.

Nguyên nhân phát hiện bệnh trễ đến từ nhiều yếu tố, như trở ngại tâm lý, kinh tế khó khăn, thiếu kiến thức về bệnh dẫn đến điều trị không đúng....

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, tính đến nay, ung thư vú đã gây tử vong cho 5.000 phụ nữ Việt Nam, và có 11.000 ca mắc mới. Tại TPHCM, tỷ lệ mắc mới ung thư vú là 19,7/100.000 dân.

Trong khoảng 25% các trường hợp ung thư vú, bề mặt của tế bào ung thư có mật độ protein HER2 vượt ngưỡng thông thường (gọi là ung thư vú dương tính với HER2, hoặc ung thư vú HER2 dương tính). Đây là yếu tố sinh ung quan trọng, vì HER2 khiến tế bào ung thư phân chia quá mức, và tăng khả năng di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Mở ra cơ hội kéo dài thời gian sống

Nghiên cứu lâm sàng tại các nước đã chứng minh, khi được điều trị bước 1 ung thư vú di căn HER2 dương tính bằng hai loại thuốc mới kể trên và docetaxel, trung bình thời gian sống còn lại của bệnh nhân lên đến gần 5 năm, cao hơn 15,7 tháng so với phác đồ chỉ có trastuzumab kết hợp docetaxel. Và, điều đặc biệt là tác dụng phụ lên tim mạch không gia tăng khi sử dụng đồng thời hai thuốc kháng HER2 này.

Kết quả cũng cho thấy, gần 5 năm là thời gian sống còn lại dài nhất trong tất cả các nghiên cứu từ trước tới nay với pertuzumab, mang lại lợi ích cho những người mắc ung thư vú trên toàn thế giới.

Đặc biệt, hiện nay đã có liệu pháp nhắm trúng đích. Đây là phương pháp dùng thuốc sinh học nhắm vào các phần tử đặc hiệu trong cơ chế sinh ung và sự phát triển của khối u. Do đó, phương pháp này chỉ tấn công và tiêu diệt khối u, và hạn chế tổn hại các tế bào lành xung quanh.

Theo BS. Trần Nguyên Hà, việc điều trị bệnh ung thư vú hiện nay có tỷ lệ thành công rất cao. Việc điều trị ung thư vú tại Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực, qua đó giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân. Hơn 70% bệnh nhân có thể sống trên 5 năm nếu được phát hiện sớm.

Khoảng 25% ung thư vú là có liên quan đến các yếu tố gia đình, di truyền. Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, tăng tỷ lệ tái phát cũng như giảm thời gian sống của bệnh nhân.

Ung thư vú thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi người phụ nữ có thể tự nhận thấy có vấn đề bất thường ở vú. Do đó, phụ nữ được khuyên đi khám sớm khi cơ thể có những điều khác thường, và tầm soát ung thư vú mỗi năm để được phát hiện và điều trị sớm nhằm giành lại cơ hội sống cao hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vinh danh những nhà tiếp thị xuất sắc giúp nâng tầm...

0
(SGTT) - Giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 tôn vinh các nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia marketing, nhà quản trị chiến...

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Phát động cuộc thi thiết kế áo bà ba lần đầu...

0
(SGTT) - Nhằm lan toả nét đẹp văn hoá trong trang phục áo bà ba của dân tộc đến với thế hệ trẻ, dự...

Chỉ 10% người tiêu dùng thực hiện tuyên bố của họ...

0
(SGTT) - Có 72% người tiêu dùng Việt được khảo sát nói sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm thân thiện môi trường,...

Huế công bố 54 sản phẩm du lịch ấn tượng năm...

0
(SGTT) - Sau 4 tháng triển khai, chương trình bình chọn "Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế" năm 2024 đã tìm...

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo giá vàng thế...

0
(SGTT) - Sáng nay (22-11), giá vàng trong nước tiếp tục tăng giá, trong khi đó giá vàng thế giới chạm mức cao nhất...

Kết nối