Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Sáng 18-7, Việt Nam có thêm 2.454 ca mắc mới Covid-19 trong nước, TPHCM thêm 626 ca

(SGTT) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 19:00 ngày 17-7 đến 6:00 ngày 18-7, Việt Nam có thêm 2.454 ca mắc mới Covid-19 trong nước và 626 ca được TPHCM đăng ký bổ sung.
Người dân trong khu vực phong tỏa đang nhận quà tiếp tế từ các đơn vị hỗ trợ. Ảnh: Phùng My

Theo đó, trong sô 2.454 ca ghi nhận trong nước,  tại TPHCM có 1.756 ca, Bình Dương 281 ca, Đồng Nai 75 ca, Long An 48 ca, Tây Ninh 42 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 41 ca, Vĩnh Long 38 ca, Đồng Tháp 36 ca, Tiền Giang 31 ca, Khánh Hòa 29 ca, Bến Tre 17 ca, Phú Yên 16 ca, Cần Thơ 12 ca, Kiên Giang 10 ca, Hà NộI 9 ca, Bình Định 4 ca, Sóc Trăng 3 ca, An Giang 3 ca, các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Nông, Bắc Giang mỗi địa phương có 1 ca. Trong đó, có 2.226 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Theo báo Tin tức, sáng ngày 18-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đăng ký bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 danh sách 626 ca (BN47905-BN48530) đã được phát hiện trước đó tại các khu cách ly.

Tính đến 6:00 ngày 18-7, Việt Nam có tổng cộng 48.964 ca ghi nhận trong nước. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 47.394 ca, trong đó có 7.538 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới là Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Khung cảnh tiêm vắc-xin Covid-19.

Có thêm 27.356 người được tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trong ngày 17-7. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.261.252 liều vắc-xin phòng Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.956.254 người; số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 304.998 người.

Cho phép xe có nhãn “hàng mau hỏng” được thông chốt

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị các Sở Giao thông Vận tải ưu tiên cho xe có dán nhãn “hàng mau hỏng” chở nông sản, thực phẩm tươi sống được lưu thông nhanh qua chốt kiểm dịch.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị các Sở Giao thông Vận tải ưu tiên cho xe có dán nhãn “hàng mau hỏng” chở nông sản, thực phẩm tươi sống được lưu thông nhanh qua chốt kiểm dịch. Ảnh: tuoitre.vn

Theo đó, để tạo thuận lợi cho xe vận chuyển hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn trong thời gian TPHCM và các tỉnh thực hiện chỉ thị 16, cơ quan này đã ban hành văn bản tạo luồng xanh ưu tiên cho xe vận tải đã có thẻ nhận diện phương tiện được đi qua các chốt kiểm soát dịch trong thời gian sớm nhất.

Để được ưu tiên, các đơn vị kinh doanh vận tải in bổ sung thêm nhãn “hàng mau hỏng” (theo mẫu) trên giấy màu vàng, đóng dấu treo của đơn vị và dán trên kính xe kèm với thẻ nhận diện đã được cấp trong các chuyến vận chuyển loại hàng như trên để các chốt kiểm soát dịch nhận biết, tạo điều kiện cho xe lưu thông nhanh nhất.

Các sở GTVT báo cáo ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 địa phương và thông báo cho các chốt để có biện pháp ưu tiên cho các phương tiện đã dán nhãn được lưu thông nhanh qua chốt.

Các đơn vị kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cam kết sử dụng nhãn “hàng mau hỏng” đối với đúng loại hàng hóa mau hỏng, đúng các quy định về việc sử dụng thẻ nhận diện, di chuyển đúng luồng, tuyến, dừng, đỗ bốc xếp dỡ hàng hóa đã ghi trong giấy vận tải.

Lâm Đồng xem cung ứng rau cho vùng dịch là nhiệm vụ

Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết, tỉnh Lâm Đồng xem việc hỗ trợ, án cung ứng rau cho TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ là nhiệm vụ và kêu gọi các đơn vị sản xuất, người dân “tiếp viện” thêm.

Mỗi ngày có hàng chục tấn rau Đà Lạt miễn phí được gửi đến TPHCM và vùng có dịch để hỗ trợ người dân. Ảnh: tuoitrer.vn

Theo đó, ngày 17-7, UBND tỉnh Lâm Đồng lên kế hoạch hỗ trợ TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ chống dịch. Trong đó, việc cung ứng rau Đà Lạt và các loại củ quả cho một phần nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng dịch các tỉnh Đông Nam bộ được xem là nhiệm vụ.

Cụ thể, rau củ quả bán - mua giữa các đầu mối từ Đà Lạt - TPHCM, các tỉnh Đông Nam bộ thấp hơn giá thị trường 30%. Việc cung ứng nông sản từ Đà Lạt đi các tỉnh, thành thực hiện trên nguyên tắc bình ổn giá.

Với khu vực cách ly và bếp ăn lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch sẽ không thu tiền. Lâm Đồng yêu cầu các đoàn thể kêu gọi nhân dân, đơn vị sản xuất ủng hộ nông sản để có thể “tiếp viện” cho TPHCM, các tỉnh Đông Nam bộ và vùng đang áp dụng chỉ thị 15, chỉ thị 16.

Theo ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, để có giá nông sản giảm tối thiểu 30% rất cần sự chung tay hỗ trợ của thương lái, đơn vị cung ứng, phân phối và nông dân.

Đây là thời điểm hỗ trợ người dân vùng dịch, vốn là thị trường quan trọng của nông sản Đà Lạt - Lâm Đồng, được đặt lên cao hơn việc kinh doanh.

Ngoài ra, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng sẽ thực hiện nhiều kế hoạch để bình ổn giá xuất bán nông sản, giảm tối thiểu việc đầu cơ trục lợi.

Nguyễn Nam tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

4 bệnh võng mạc phổ biến gia tăng nhanh ở người...

0
(SGTT) - Các bệnh lý võng mạc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa tại các quốc gia phát triển. Đây là...

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục...

0
(SGTT) - Khi nhắc đến các bệnh lý về mắt do lão hóa, lão thị và đục thủy tinh thể thường xuất hiện nhiều nhất...

Hiểu về thuốc giảm cân trước khi sử dụng

0
(SGTT) - Giảm cân luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và thuốc giảm cân đã trở thành lựa chọn hấp...

10 thực phẩm trong tủ lạnh nên tránh để bảo vệ...

0
(SGTT) - Tủ lạnh thường được coi là nơi lưu trữ thực phẩm nhưng không phải tất cả thực phẩm được bảo quản trong...

Cân nặng lý tưởng không chỉ được đánh giá bằng chỉ...

0
(SGTT) - Cân nặng lý tưởng không chỉ là con số trên thang đo mà nó còn phản ánh sức khỏe tổng thể của...

Sở Y tế TPHCM: người dân cảnh giác với dịch vụ...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo có nội dung về thay...

Kết nối