Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Từ 1-3-2021 vận hành Thành phố Thủ Đức, xóa tên quận 2, 9, Thủ Đức

Khi TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ. Các công việc hành chính của chính quyền quận 2, quận 9, quận Thủ Đức tiếp tục duy trì hoạt động đến ngày 1-3-2021.

Ngày 24-12, Bộ Nội vụ và UBND TPHCM tổ họp (phiên thứ 2) ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.

Khu vực Thủ Thiêm, quận 2 sẽ thuộc Thành phố Thủ Đức. Ảnh: Anh Quân

Đáng chú ý trong dự thảo Nghị định, TPHCM đề xuất chính thức vận hành TP Thủ Đức vào ngày 1-3-2021.

Khi TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ. Đối với hoạt động của chính quyền vẫn tiếp tục duy trì công việc và giải quyết quyền lợi của người dân các  quận 2, quận 9, quận Thủ Đức đến ngày 1-3-2021.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, ngày 31-12-2020, TPHCM sẽ công bố những công việc cần làm tiếp theo khi hình thành TP Thủ Đức, trong đó có việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho người dân sẽ được hỗ trợ sao cho thuận tiện nhất, tránh gây xáo trộn, phiền hà cho người dân.

Trước đó hôm 9-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc thành lập TP Thủ Đức thuộc TPHCM. Việc thành lập TP Thủ Đức là cần thiết, tạo tiền đề pháp lý tổ chức mô hình chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn. Để TPHCM có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước và có điều kiện hỗ trợ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng tầm là một Thành phố lớn trong khu vực và quốc tế.

TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, với diện tích hơn 211,5 km², dân số hơn 1,5 triệu người. TP Thủ Đức sẽ có tám trung tâm quan trọng gồm tài chính quốc tế; thể thao sức khỏe; công nghệ cao; trung tâm giáo dục; công nghệ sinh thái; khu đô thị Trường Thọ; trung tâm công nghệ sinh thái; cảng quốc tế Cát Lái.

Đây sẽ là hạt nhân dẫn đầu và thúc đẩy phát triển của thành phố và vùng Đông Nam Bộ. Dự kiến khu vực thành lập TP Thủ Đức sẽ đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TPHCM tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước.

UBND TPHCM đã đồng ý chủ trương thí điểm mô hình xe đạp công cộng Mobike tại một số khu vực ở trung tâm thành phố. Theo đề xuất, mô hình vận hành thí điểm trong tháng 12 này, rồi sẽ đánh giá tổng kết có quyết định tiếp theo.Cụ thể, mô hình sẽ có 43 vị trí đặt xe đạp trên các tuyến đường như Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Võ Văn Kiệt, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn…, mỗi trạm có 10-20 xe đạp, mỗi xe đều được gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS.

Lê Anh
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất...

0
(SGTT) - Nhằm cụ thể hóa các nội dung về Luật Đất đai 2024, UBND TPHCM vừa ban hành quy định mức hỗ trợ...

TPHCM dự kiến sắp xếp 80 phường thành 38 phường mới

0
(SGTT) - Theo tờ trình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 tại TPHCM, dự...

TPHCM đặt mục tiêu GRDP tăng 7,5-8% trong năm 2024

0
(SGTT) - Thông tin tại Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM diễn ra ngày 2-12, thành phố đặt...

WEF sẽ phát triển Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0...

0
(SGTT) - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang phối hợp với UBND TPHCM để chuẩn bị xây dựng Trung tâm Cách mạng...

TPHCM: Điều chỉnh giao thông để giảm ùn tắc trên đường...

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM điều chỉnh giao thông một số tuyến đường khu vực quận 4 và quận 7 để giảm ùn...

Điều chỉnh chiều lưu thông nhiều tuyến đường trung tâm TPHCM

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM điều chỉnh nhiều đoạn đường từ 2 chiều thành 1 chiều để giảm ùn tắc và thí điểm...

Kết nối