Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Những ai không nên đi du lịch lặn biển?

(SGTTO) - Những người có bệnh lý tim mạch, huyết áp, bệnh đường hô hấp hay những người nghiện rượu bia… sẽ không được tham gia du lịch lặn biển, kể cả lặn biển bằng tàu ngầm. Ngoài ra, người đăng ký du lịch lặn biển còn phải tuân thủ nhiều quy định khác nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mới đây, hình ảnh chiếc tàu ngầm DeepView24 với dòng chữ Vinpearl trên thân tàu lộ diện tại thành phố biển Nha Trang khiến người đam mê du lịch mạo hiểm, đặc biệt là các loại hình du lịch lặn biển, thích thú.

Trước đó, đại diện Vinpearl từng xác nhận đã đặt hàng chiếc tàu DeepView24 với hãng Triton Submarines (Tây Ban Nha). Con tàu dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ du khách vào tháng 12-2020 sắp tới.

Dù chưa công bố chính thức thời gian và giá vé cho mỗi lần lặn biển với DeepView24, tuy nhiên, nhiều du khách đã tò mò về mô hình du lịch mới, được cho là điểm nhấn của VinGroup nói riêng và ngành du lịch nói chung trong năm nay.

Thế nhưng, không phải ai cũng có thể tham gia du lịch lặn biển, dù là lặn biển bằng tàu ngầm. Có nhiều quy tắc liên quan đến sức khỏe, thể trạng mà người đăng ký du lịch lặn biển phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng.

 

du lịch lặn biển
Mô hình 3D chiếc tàu ngầm DeepView24.

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Công ty Viet Excursions, một doanh nghiệp có thế mạnh về du lịch tàu biển, cho biết, các doanh nghiệp cũng thường đưa ra nhiều quy định ràng buộc về sức khỏe đối với du khách khi đăng ký các loại hình du lịch lặn biển.

Trong đó, nếu du khách mắc một số bệnh lý như tim mạch, huyết áp, các bệnh về đường hô hấp, hay co giật, dị ứng… sẽ không được tham gia loại hình du lịch mạo hiểm dưới nước. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên lặn biển.

Ngoài ra, trước khi lặn biển, dù là mô hình lặn biển với ống thở (Snorkeling), lặn bình dưỡng khí (Diving) hay chỉ là ngồi tàu ngầm lặn biển, du khách tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.

Thời gian lặn biển phải cách chuyến bay gần nhất của hành khách là 24 giờ. Du khách cũng được khuyến cáo phải đợi 24 giờ sau để cơ thể hồi phục rồi mới lên máy bay trở về.

“Các doanh nghiệp thường yêu cầu du khách khai báo tình hình sức khỏe và ký các cam kết miễn trừ trách nhiệm nếu khách không tuân thủ theo hướng dẫn của phía nhà cung cấp dịch vụ. Đây là loại hình du lịch mạo hiểm nên cả doanh nghiệp lữ hành lẫn du khách phải tuyệt đối nghiêm túc chấp hành các nguyên tắc”, ông Xuân Anh nói với Sài Gòn Tiếp Thị.

Dẫu vậy, cũng theo ông Xuân Anh, loại hình du lịch lặn biển bằng tàu ngầm thường không yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe như đối với thợ lặn chuyên nghiệp. Vì du khách thông thường chỉ có khoảng 30 – 45 phút lặn xuống biển với sự trợ giúp của nhiều máy móc hiện đại và đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

Du lịch lặn biển
Hình ảnh chiếc tàu ngầm DeepView24 xuất hiện tại Nha Trang hồi giữa tháng 5 vừa qua.

Riêng đối với nhà cung cấp dịch loại hình du lịch lặn biển, trong Nghị định 168/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017 có yêu cầu cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.

Theo đó, phía cung cấp dịch vụ du lịch mạo hiểm (trong đó có lặn biển) phải có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.

Phải có phương án cứu hộ, cứu nạn, bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.

Ngoài ra, phải bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp. Phải phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch mạo hiểm cũng được yêu cầu cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Trả lời một số báo hồi giữa năm ngoái, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết, dịch vụ lặn biển là môn thể thao có tính nguy hiểm cao nên sở yêu cầu giám sát chặt chẽ để bảo đảm tính mạng du khách.

Theo đó, mỗi tour lặn phải có đủ số lượng huấn luyện viên, hướng dẫn viên, nhân viên y tế, cứu hộ. Du khách có giấy chứng nhận về môn lặn thì cứ 2 khách lặn phải có 1 huấn luyện viên hoặc 1 hướng dẫn viên kèm, khách chưa có giấy chứng nhận thì cứ 1 người lặn phải có 1 huấn luyện viên kèm.

Các thông tin phát trên mạng internet thời gian gần đây cho thấy, tàu ngầm DeepView24 được thiết kế chở 24 hành khách với cửa sổ có góc nhìn siêu thực, có thể đưa du khách thoải mái lặn xuống biển ở độ sâu lên tới 100m.Tàu ngầm vô cực này cũng được trang bị hệ thống điều hoà không khí hiện đại, đẹp mắt dọc theo khoang nội thất với chiều dài 15,4m. Khi lặn, DeepView24 gần như không tạo ra tiếng động, hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.Tàu được lắp ráp tại cơ sở sản xuất của Triton, thành phố Barcelona, Tây Ban Nha và đã được thử nghiệm trên biển vào tháng Ba vừa qua. Dự kiến, tàu sẽ được đưa về Nha Trang và khai thác dịch vụ tại vùng biển quanh đảo Hòn Tre từ tháng 12-2020.Trên thế giới hiện có 3 địa điểm cung cấp loại hình lặn biển bằng tàu ngầm là đảo Jeju (Hàn Quốc), Maldives và đảo Hawaii (Mỹ). Chi phí cho các tour du lịch lặn biển này cũng không hề rẻ. Mức giá thấp nhất giao động từ 1 triệu đồng/người cho chuyến tham quan đại dương ở đảo Jeju và cao nhất có thể lên đến 1.500 đô la Mĩ cho chuyến tham quan dành cho 2 người tại Maldives (Mỹ).

Nam Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du lịch mạo hiểm cần xây nền vững trước khi tăng...

0
(SGTT) - Với loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, các đơn vị tổ chức tour cho rằng còn nhiều tiềm năng...

Khám phá 5 ngọn núi lửa triệu năm ở Việt Nam

0
(SGTT) - Núi Chư Đăng Ya (Gia Lai), núi Thới Lới (Quảng Ngãi) hay núi Chư Bluk (Đắk Nông)… là những ngọn núi lửa...

Sinh viên Đại học FPT “làm truyền thông” cho du lịch...

0
(SGTT) - Nhóm sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện của trường Đại học FPT TPHCM đang triển khai dự án mang tên...

Đu dây chinh phục ‘núi thủng’ Lân Ty ở Lạng Sơn

0
(SGTT) - "Núi thủng" Lân Ty nằm trong thung lũng Lân Ty, thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Điểm độc đáo của ngọn...

Hang Sơn Đoòng lọt top 7 điểm tham quan dưới lòng...

0
Mới đây, tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong (Trung Quốc) đã gọi tên hang Sơn Đoòng của Việt Nam là một...

Gợi ý 5 cung leo núi ở miền Bắc cho những...

0
Đỉnh Putaleng, Tả Liên Sơn và Ngũ Chỉ Sơn... là những ngọn núi thu hút du khách trekking, khám phá bởi vẻ đẹp hoang...

Kết nối