Thứ hai, Tháng tư 14, 2025

Xử lý clip “bẩn”: đừng như đá ném ao bèo

Anh Đài (Bình Dương)-

Đi kèm với những lợi ích, các trang web mạng xã hội, YouTube… cũng mang theo những dạng thông tin mang tính “đầu độc” trẻ em do chưa được sàng lọc về nội dung, điển hình là những bộ phim hoạt hình bạo lực và đồi trụy.

Một trong những clip trẻ con yêu thích hiện nay là Người nhện và nữ hoàng băng giá Elsa hay Công chúa và người nhện… với hàng triệu lượt view mỗi clip. Nhưng nếu phụ huynh nào để mắt đến các bộ phim ngắn này sẽ không khỏi giật mình. Hình ảnh công chúa Elsa và người nhện cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác (theo thể loại cosplay) đã bị biến tướng khi được lồng ghép những trang phục hở hang, gợi dục và lời nói hành động thì thô thiển và đầy tính bạo lực. Một lần nhìn vào màn hình máy tính của hai anh em đứa cháu tám tuổi, tôi phát hiện chúng đang xem cảnh người nhện chăm chú săm soi, nhìn mông của nữ hoàng băng giá. Tôi hỏi chen ngang chúng đang xem gì, đứa cháu nhỏ bảo: “Con đang xem chú người nhện hôn vào mông cô nữ hoàng băng giá”, nghe tới đó tay chân tôi bủn rủn.

Không chỉ những tập phim mang hơi hướng kích thích nhục dục không phù hợp với trẻ em, mà nhiều phim trên YouTube có đủ cảnh bạo lực, hướng trẻ theo những hành vi xấu. Có thể kể đến là phim Bad baby, trong đó ông bố và hai đứa con gái suốt ngày phá phách, đập đồ, ăn nói hỗn láo và ngay cả “xơi”... phân! Những nội dung độc hại đó thường len lỏi vào đầu trẻ em non nớt, rất dễ dẫn đến lối suy nghĩ lệch lạc của các em sau này.

Không chỉ YouTube, mạng xã hội Facebook gần đây nhiều người cũng tung các clip đánh ghen, lột quần áo hay các vụ thanh toán lẫn nhau của các băng nhóm. Nguy hiểm hơn, những clip này thường được phát trực tiếp (live-stream) khiến dư luận hoang mang. Với người trưởng thành, những hình ảnh ấy còn khiến họ có cảm giác bất an với môi trường đang sống huống gì trẻ con. Chúng chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển tâm lý khi lớn lên.

Hiện tượng này thường được các chuyên gia tâm lý gọi là sự “tra tấn thị giác” hoặc một dạng của nạn bạo lực tinh thần. Nhiều trẻ em khi xem xong các clip bạo lực khiến không ăn được, tối ngủ còn mê sảng. Trên thực tế, từ đầu năm đến nay có 2-3 trường hợp bị Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt hành chính do không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy cập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật.

Những con số xử phạt các trường hợp phát những hình ảnh, clip bẩn có nội dung xấu trên mạng hiện nay được ví nôm na như “đá ném ao bèo”. Đã đến lúc các cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh cần quan tâm, bảo vệ trẻ em tránh xa những tác động xấu từ thế giới ảo.

Anh-trang-ban-docNhững clip dành cho trẻ em có nội dung xấu nhan nhản trên YouTube.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đến Paris ngắm sắc hoa xuân tại vườn Tuileries

0
(SGTT) - Dưới ánh nắng cuối Xuân, vườn Tuileries – nằm giữa bảo tàng Louvre và quảng trường Concorde – mang một diện mạo...

Bác sĩ cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi...

0
(SGTT) - Việc sử dụng sữa giả, không đạt chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và...

Hiểu đúng sữa non để tránh mua phải hàng ‘giả’

0
(SGTT) - Sữa non (colostrum) là loại sữa đầu tiên mà tuyến vú của động vật có vú (bao gồm cả người) tiết ra...

Về Đồng Tháp ngắm phượng vĩ khoe sắc bên bờ kênh...

0
(SGTT) – Con đường hoa phượng tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến nổi bật của miền Tây...

Sức ép thuế quan và thách thức với tăng trưởng kinh...

0
(SGTT) - Kinh tế quí 1 vẫn tăng trưởng ở mức ổn định, nhưng áp lực của năm trở nên rõ rệt hơn khi...

Gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 700 sản phẩm...

0
(SGTT) - Theo Cục Quản lý dược, trong số hơn 700 thuốc được gia hạn lưu hành, có 603 thuốc sản xuất trong nước,...

Kết nối