Thứ năm, Tháng năm 15, 2025

Xin đừng ngụy biện!

TRỊNH THỊ HIỀN -

Trong những ngày qua dư luận trong nước, đặc biệt là thanh niên, trí thức đã dành khá nhiều sự quan tâm cho đề tài là đa phần học sinh sau khi du học ở nước ngoài đã ở lại làm việc thay vì về nước. Lý do mà họ đưa ra thường là do chính sách đãi ngộ trong nước không cao, môi trường làm việc không tốt, điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn… Tôi cho rằng đó là một lời ngụy biện.

Trước hết phải phân biệt có hai dạng du học sinh. Một dạng du học sinh đi du học ở nước ngoài theo kinh phí do Nhà nước cấp và một dạng du học sinh đi du học từ tiền cá nhân và gia đình họ.

Với những du học sinh đi du học ở nước ngoài theo dạng kinh phí do Nhà nước cấp thì tiền Nhà nước cấp ấy là tiền thuế của người dân đóng góp với mục đích đưa họ ra nước ngoài du học, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, tạo ra những người thực tài để về nước đem tài năng, kiến thức đã học ở nước ngoài để phụng sự cho sự phát triển của đất nước. Bản thân những du học sinh này không có lý do gì để đòi hỏi cũng như so sánh môi trường làm việc trong nước với nước ngoài. Bởi họ được cử đi học để về phục vụ đất nước.

Còn những người tự bỏ tiền đi học ở nước ngoài rồi ở lại đều nói lý do nếu về nước họ không có điều kiện để phát triển năng lực như kinh tế trong nước còn kém phát triển, môi trường làm việc chưa phù hợp với kiến thức đã học... Họ cho rằng ở nước ngoài có điều kiện để phát triển tài năng, làm việc đúng với chuyên môn được đào tạo. Sau đó họ lập gia đình và sinh sống tại đó.

Dù đó là sự lựa chọn của họ và được nhiều người tôn trọng, và cũng là quyền của họ, nhưng nếu xét cho cùng, ai cũng cho rằng, môi trường trong nước không thể giúp họ phát triển thì mãi mãi sẽ không bao giờ đủ điều kiện. Vì Việt Nam vẫn là nước nghèo, kém phát triển, sẽ còn rất lâu mới bắt kịp các nước mà du học sinh đang học tập như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Và nếu ai cũng đi du học xong không về nước để góp phần phát triển kinh tế xã hội thì đến bao giờ đất nước mới phát triển được?

Họ cũng cần thấy rằng, dù họ không đi du học bằng kinh phí Nhà nước cấp nhưng việc tạo ra mầm xanh, là họ, chính là từ nôi của những con người Việt Nam. Nếu yêu tổ quốc, thì du học sinh hãy thể hiện tình yêu bằng việc cùng về và mang những tinh túy đã học ở nước ngoài để giúp đất nước cải tổ những yếu kém và đưa đất nước đi lên.

Tôi nghĩ sự đóng góp đó thiết thực hơn là chỉ những khoản tiền lâu lâu họ gửi về cho gia đình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dân dã món bánh canh bột xắt nước cốt dừa miền...

0
(SGTT) – Dù quê tôi là một làng quê nghèo miệt sông Hậu, nhưng có cá tôm đầy ghe, có gạo để làm bánh...

Người ‘thắp lửa’ du lịch Cồn Sơn

0
(SGTT) - Không bảng hiệu rình rang, không quảng bá rầm rộ, Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nằm giữa...

Đầu bếp nước Pháp cởi mở hơn với trí tuệ nhân...

0
(SGTT) - Tại buổi lễ trao sao Michelin thường niên của ngành ẩm thực Pháp mới đây, câu chuyện được bàn tán nhiều không...

Kết nối sông – núi – biển, hướng mới cho du...

0
(SGTT) - An Giang và Kiên Giang có tiềm năng lớn về du lịch nhờ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng. Trong...

Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến được tìm kiếm...

0
(SGTT) - Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Destination Insights từ đầu năm 2025 đến...

Thích ứng với dân số già: Việt Nam cần hành động...

0
(KTSG Online) - Việt Nam chỉ còn khoảng 15 năm để chuẩn bị đối phó với già hóa dân số đang diễn ra nhanh...

Kết nối