Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế
(SGTT) – Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhúng nước, phơi khô để làm các sản phẩm từ cỏ bàng thuần bằng phương pháp thủ công.
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km về hướng Bắc là làng Phò Trạch nổi tiếng với nghề trồng cỏ bàng và làm các sản phẩm thủ công từ cỏ bàng. Phò Trạch là một làng cổ hình thành từ giữa thế kỷ 15. Ảnh: Hoàng Lê
Tháng giêng, tháng hai là tháng để trồng cỏ bàng thích hợp nhất. Cỏ bàng trồng năm trước thì năm sau mới thu hoạch được. Ảnh: Hoàng Lê
Để thu hoạch thì nông dân sẽ dùng lưỡi liềm để gặt sát gốc như gặt lúa và loại bỏ những cây quá mỏng và bị hư. Ảnh: Hoàng Lê
Khác với cây cói ở miền Bắc hay cỏ bàng ở miền Tây, cỏ bàng xứ Huế dài và thon, rỗng ruột và không có phần xốp bên trong. Ảnh: Hoàng Lê
Cỏ bàng được gom lại thành từng bó...
...đem ra chỗ cánh đồng ngập nước để nhúng...
...trước khi đem về sân nhà để phơi nắng. Theo người dân, cách làm này sẽ giúp thân cỏ bàng dẻo và dai hơn. Ảnh: Hoàng Lê
Sau khi phơi khô sẽ có màu xanh cốm từ phần giữa thân lên đến ngọn, từ giữa thân trở xuống gốc sẽ nhạt dần và có màu phớt hồng ở gốc. Ảnh: Hoàng Lê
Sau đó, cỏ bàng được các nghệ nhân làm thành các vật phẩm như đệm (chiếu để nằm), túi xách, lọ đựng bút... Vì làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, nên đòi hỏi kỹ thuật rất công phu. Ảnh: Hoàng Lê
Tthân thiện với môi trường đang là xu thế tiêu dùng mọi người trong xã hội hiện đại, các sản phẩm từ cỏ bàng của làng Phò Trạch đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Hoàng Lê
Hoàng Lê