Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Việt Nam – Nhật Bản nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện

(SGTT) - Trong cuộc hội đàm cấp cao tối 27-11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã trao đổi ý kiến về quan hệ hai nước, đồng thời, nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: TTXVN

TTXVN đưa tin, tối 27-11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và đoàn đại biểu cấp cao hai nước cùng tiến hành hội đàm. Theo đó, hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Trên cơ sở khuôn khổ quan hệ mới, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời, nhất trí về phương hướng lớn và các biện pháp nhằm làm sâu sắc hợp tác hai nước, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung và đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Hai bên thống nhất việc tổ chức hoạt động tiếp xúc cấp cao hàng năm bằng nhiều hình thức; tiếp tục triển khai các cơ chế đối thoại hợp tác đã có giữa các bộ, ngành hai nước và thúc đẩy thiết lập các cơ chế hợp tác mới; tăng sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng trên cơ sở Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản.

Về hợp tác kinh tế, Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn.

Thủ tướng Kishida khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Ông cũng đề nghị hai bên phối hợp trong tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hợp tác sử dụng ODA và FDI của Nhật Bản tại Việt Nam.

Đánh giá cao đóng góp của nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Nhật Bản xem xét cung cấp cho Việt Nam các khoản vay ODA thế hệ mới, tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế; thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư quy mô lớn vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ; hợp tác nông nghiệp chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi để thủy sản và hoa quả của Việt Nam vào Nhật Bản, trong đó sớm mở cửa thị trường cho quả bưởi da xanh và tiếp theo là quả chanh leo của Việt Nam.

Lãnh đạo hai nước cũng đồng ý sẽ kết nối nguồn nhân lực, hợp tác địa phương, du lịch, giao lưu văn hóa. Trong đó, Chủ tịch nước mong Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nới lỏng các thủ tục nhập cảnh, sớm cấp thị thực điện tử, thị thực nhiều lần cho công dân Việt Nam vào Nhật Bản với mục đích cá nhân và tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam.

Trước đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida Fumio đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa các cơ quan của hai nước bao gồm biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng; công hàm trao đổi dự án nâng cao năng lực bảo quản và phục hồi di sản văn hóa của bảo tàng lịch sử quốc gia; công hàm trao đổi dự án nâng cao năng lực phục hồi y tế và đảm bảo an ninh y tế trong và sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam; thỏa thuận về hỗ trợ vận hành trung tâm vũ trụ Việt Nam và khai thác hiệu quả vệ tinh LOTUSat-1 giai đoạn 2023-2028.

Chiều tối 27-11 (giờ địa phương), lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản đã diễn ra tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản tại thủ đô Tokyo.Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và phu nhân chủ trì lễ đón. Đây là mức tiếp đón cao nhất của Nhật Bản đối với các đoàn khách nước ngoài trong năm 2023 và trong bối cảnh Nhật Bản vẫn đang tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.Nhật Bản trong những năm qua luôn là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Cho đến nay, có khoảng 100 cặp quan hệ giữa các địa phương Việt Nam và Nhật Bản.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

UOB: Kinh tế Việt Nam có thể ‘tăng trưởng chậm lại’...

0
(SGTT) – Theo báo cáo của ngân hàng UOB, kinh tế Việt Nam trong quí 2 năm 2024 tiếp tục đà tăng trưởng ấn...

Các đêm diễn của Taylor Swift tác động đến kinh tế...

0
(SGTT) - Sáu đêm diễn của Taylor Swift tại Singapore không chỉ mang lại hiệu ứng tốt chỉ cho quốc đảo này mà còn...

Ưu tư trên dặm đường quê hương

0
(SGTT) - Gần đây tôi có cơ hội đi dọc duyên hải miền Trung, xuyên qua một số tỉnh, thành bằng đường bộ. Vậy...

HSBC dự báo 10 xu hướng lớn ảnh hưởng kinh tế...

0
(SGTT) - Bước sang năm 2024, một bối cảnh kinh tế mới mẻ nhưng cũng không kém phần phức tạp đang bắt đầu thành...

Thế giới quanh ta và cơ hội mới của Việt Nam

0
(SGTT) - Địa kinh tế thế giới tiếp tục biến động. Trên mặt trận này, tình hình Mỹ – Trung Quốc vẫn quyết liệt....

Những kỳ vọng và thách thức trong kịch bản tăng trưởng...

0
(SGTT) - Năm 2023 ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2023 (chỉ hơn hai năm Covid-19 là 2020-2021), và thấp...

Kết nối