Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Việt Nam có thêm một thuốc kháng virus favipiravir điều trị F0 tại nhà

(SGTT) - Cùng với thuốc molnupiravir đã được cấp cho các ca mắc Covid-19 (F0) điều trị tại nhà từ tháng 8-2021, Bộ Y tế vừa bổ sung thuốc favipiravir trong danh mục thuốc cho các F0 này.
Thêm một thuốc kháng virus điều trị F0 tại nhà

Theo Thanhnien.vn, Bộ Y tế vừa có “Hướng dẫn mới nhất về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà” (hướng dẫn) tại Quyết định 261/QĐ-BYT (Quyết định 261) do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 31-1 (29 tết Nguyên đán Nhâm Dần).

Theo hướng dẫn, có 4 nhóm thuốc trong danh mục điều trị F0 tại nhà gồm:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau là paracetamol. Trong đó, paracetamol cho trẻ em là gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg; paracetamol cho người lớn là viên nén 250 mg hoặc 500 mg.
  • Thuốc kháng virus có thể lựa chọn một trong các thuốc sau gồm favipiravir 200 mg, 400 mg (viên) hoặc molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên). Vừa qua, favipiravir được sử dụng cho các F0 tại các cơ sở điều trị.
  • Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống là thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong 1 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Người dân có thể lựa chọn một trong các thuốc sau là dexamethason 0,5 mg (viên nén) hoặc methylprednisolon 16 mg (viên nén).
  • Thuốc chống đông máu đường uống gồm thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong 1 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-1. Người dân có thể lựa chọn một trong các thuốc gồm rivaroxaban 10 mg (viên) hoặc apixaban 2,5 mg (viên).
F0 điều trị tại nhà có thể được sử dụng thuốc favipiravir thay gói thuốc C - molnupiravir. Ảnh: LDO
Những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2-2022
  • Chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng

Trang baochinhphu.vn đưa tin, theo Nghị định 134/2021/NĐ-CP ban hành ngày 30-12-2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1-7-2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.

Cũng theo Nghị định 134/2021/NĐ-CP, vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (quy định cũ là từ trên 5 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

Nghị định 134/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-2-2022.

  • Quy định mới về cấp, đổi thẻ nhà báo

Thông tư số 31/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2022, thay thế Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT.

Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Thông tư số 31/2021/TT-BTTTT là quy định về việc người đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai Số định danh cá nhân (Mẫu số 01), thay vì phải kê khai một số trường thông tin (quê quán; nơi ở hiện nay; số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân).

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tạm thời vẫn phải kê khai thông tin về ngày sinh, dân tộc (để phục vụ việc in thẻ và xác định điều kiện của người được cấp thẻ là người dân tộc) do cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn thành, chưa được chia sẻ.

  • Khám sức khỏe cho sinh viên ít nhất 1 lần/năm học

Thông tư 33/2021/TT-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 15-2-2022.

Trong đó, Thông tư quy định tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Biến thể phụ XBB.1.5 mới xuất hiện ở TPHCM nguy hiểm...

0
Ngày 14-4, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa qua, thành phố đã tiến hành giải trình tự gene các mẫu...

Dịch có xu hướng giảm, phòng chống Covid-19 có được điều...

0
Vừa qua, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, Covid-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm 2023....

Thời đại số, doanh nghiệp vẫn xem tương tác trực tiếp...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 khiến tuyển dụng và đào tạo bước đầu trực tuyến trở thành giải pháp hàng đầu. Sau dịch, các...

Các hãng bay toàn cầu đối mặt “núi” nợ hàng trăm...

0
Tác động vô hình của đại dịch sẽ đeo bám ngành hàng không trong nhiều năm tới. Các hãng bay lớn nhất thế giới...

Mua bán dược phẩm online: Mảnh đất “màu mỡ” cho thuốc...

0
(SGTT) - Hiện nay, rất nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội có nội dung gây hiểu nhầm như thuốc...

TPHCM: Thuốc, vật tư y tế chống dịch Covid-19 tồn kho...

0
Theo đại diện Sở Y tế TPHCM, hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TPHCM đã được kiểm soát và rất ít...

Kết nối