Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Tụt 6 bậc trong 4 năm, TPHCM họp bàn cách nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(SGTT) - Các chuyên gia đã nêu ra những nguyên nhân khiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TPHCM giảm 6 bậc, từ vị trí thứ 8 (năm 2016) xuống thứ 14 (năm 2020); đồng thời đề xuất các phương hướng quản lý, điều hành và có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19 để nâng cao năng lực, thu hút đầu tư.

TPHCM là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liên tục tụt hạng. Vấn đề này cho thấy thành phố cần phải thay đổi cách thức quản lý và có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao năng lực, thu hút đầu tư. Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong phiên thảo luận tại buổi tọa đàm trực tuyến “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) TPHCM” vào chiều 16-12.

Buổi tọa đàm trực tuyến "Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) TPHCM" vào chiều ngày 16-12.
Doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong thủ tục hành chính

Theo ông Đào Minh Chánh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư TPHCM, qua phân tích số liệu thứ hạng và PCI trong giai đoạn 2016-2020 của thành phố đã có sự thay đổi từ hạng 8 xuống hạng 14.

PCI trong giai đoạn 2016-2020 của TPHCM đã có sự thay đổi từ hạng 8 xuống hạng 14. Ảnh chụp màn hình

Ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đồng thời là Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết TPHCM hiện đang có nhiều vấn đề trong môi trường cạnh tranh cần phải xem xét.

Cụ thể, hoạt động cải cách hành chính trong nhiều năm qua nhìn chung có những thay đổi tích cực nhưng những điểm nghẽn trong các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội vẫn tồn tại.

Nhiều doanh nghiệp vẫn kỳ vọng cao về mức độ thông tin của chính quyền, phát huy hơn giải pháp hỗ trợ kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự tiếp tục là thách thức. Đại dịch Covid-19 cũng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng TPHCM cần phải cải thiện lớn hơn về cơ sở hạ tầng, ông Tuấn nói.

TPHCM cần có những phương hướng quản lý, điều hành và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19 để nâng cao năng lực, thu hút đầu tư.

Cùng với đó, môi trường đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế như giá thuê đất cao, thủ tục hành chính liên quan đến quyết toán, miễn giảm, hoàn thuế, bảo hiểm xã hội; đặc biệt có 59% doanh nghiệp được hỏi ý kiến cho biết gặp khó khăn liên quan đến thủ tục đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thi và 47% gặp khó khi đăng ký chứng nhận xây dựng và 70% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm kiếm thị trường, ông Tuấn phân tích.

Quan trọng nhất, độ minh bạch thông tin liên quan đến thủ tục hành chính hoặc thông tin hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp chưa cao mà doanh nghiệp phải có mối quan hệ để có những thông tin cần thiết, ông Tuấn nói.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp cho biết những thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, môi trường, xây dựng… đang bị phân tán về ban quản lý và nhiều quận huyện.

Điều này cũng khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thành phố cần thực hiện mạnh mẽ phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, sở ban ngành để cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố.

Thuế còn nhũng nhiễu doanh nghiệp, website sở ngành thông tin quá cũ

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho rằng với Cục Thuế TPHCM, việc nhũng nhiễu doanh nghiệp là vẫn tồn tại. Do đó, thay vì kế hoạch chỉ mang tính chất “khẩu hiệu”, cần cụ thể hoá giải pháp cần làm, làm như thế nào và thể hiện kết quả đạt được.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng thừa nhận thông tin chuyên ngành trên website của các sở ban ngành rất cũ; thậm chí có trang thông tin sở ngành 3 tháng không có thông tin mới.

Người dân, doanh nghiệp quan tâm nhất là quy hoạch sử dụng đất nhưng không biết tìm xem ở đâu. Trang thông tin của Sở Quy hoạch và Kiến Trúc phải cập nhật thông tin này nhưng gần như vấn đề này không được quan tâm, ông Hoan cho hay.

Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới cần khảo sát, đánh giá hiện trạng thông tin của các sở ban ngành; từ đó đề xuất nâng cấp thông tin theo hướng minh bạch hơn nữa thông tin, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được thuận lợi và tham gia cùng thành phố đưa ra giải pháp cùng phát triển thành phố.

Về việc phân cấp, phân quyền, thành phố đã kiến nghị lên Chính phủ giao quyền của bộ về cho thành phố, đồng thời thành phố xem xét lấy một số quyền giao về cho quận huyện để đẩy cải thiện hiệu quả thủ tục hành chính.

Các cơ quan chức năng, quận huyện cần phải nhất quán trong quản lý. Nếu đã áp dụng dịch vụ công trực tuyến thì không thực hiện trực tiếp. Việc áp dụng song song, vừa trực tuyến và trực tiếp khiến doanh nghiệp, người khó làm. Mặt khác, doanh nghiệp và người dân cũng sẽ không nổ lực để chuyển đổi.

Giải pháp để tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Trước những hạn chế trên, ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cho rằng thành phố cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, cùng với đó tăng cường đầu tư hạ tầng và gia tăng giải pháp thu hút doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng khuyến nghị 7 giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao PCI của thành phố tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp để dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công.

  1. Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
  2. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực sản xuất vốn, lao động, công nghệ.
  3. Thường xuyên rà soát sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy trình và thủ tục hành chính còn bất hợp lý, trong đó tập trung vào việc đơn giản hóa quy đình, thủ tục.
  4. Tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính với trọng tâm là các lĩnh lực thủ tục liên ngành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và lĩnh vực xuất nhập khẩu.
  5. Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động của chính quyền để tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ công, tăng cường tính minh bạch thông tin và giảm thiểu hiện tượng nhũng nhiễu trong xử lý thủ tục hành chính.
  6. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm túc việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp thực phẩm chức năng tìm lối đi riêng để...

0
Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã thay đổi nhiều thói quen, trong đó nhu cầu chọn lựa sản phẩm chăm sóc sức khỏe được...

Ngóng chờ khách, đặt kỳ vọng vào những mùa tiếp theo

0
Qua khỏi qúy đầu tiên của năm 2023, các công ty du lịch lữ hành, nhà kinh doanh dịch vụ vẫn đang chờ đợi...

Chúng ta sau 3 năm sống với đại dịch

0
Hôm nay là đúng ba năm ngày Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 toàn cầu (11-3-2020 – 11-3-2023)....

Thăm khám miễn phí hơn 1.000 trẻ em có hoàn cảnh...

0
(SGTT) – Sáng 4-3, Thành đoàn TPHCM cùng tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) phối hợp với Quận Đoàn Bình Tân tổ chức hoạt động...

Hành khách đường hàng không tăng hơn 90% trong hai tháng...

0
Ngành hàng không Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, đến hết năm 2022 thị trường hàng không nội địa đã tăng...

Viễn cảnh tụt dốc của nhiều ‘ông lớn’ dược phẩm sau...

0
Hơn 2 năm qua, nhiều hãng dược phẩm lớn của phương Tây đã kiếm được hàng tỉ đô la Mỹ từ đại dịch Covid-19...

Kết nối