(SGTT) – Ramen là một trong những loại mì truyền thống của người Nhật Bản. Trong các phiên bản của món mì này, shio ramen nổi bật bởi hương vị, cách chế biến và cả cách thưởng thức.
- Trưa nay ăn gì: Trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản với tendon tuy lạ mà quen
- Trưa nay ăn gì: salad trứng cua độc đáo từ ẩm thực Nhật Bản
- Trưa nay ăn gì: trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản với sashimi salad
Nhắc qua về mì ramen thì tại Nhật Bản nó rất nổi tiếng, có mặt ở khắp nơi như món bánh mì ở Việt Nam. Đặc biệt, tùy vào văn hóa ẩm thực vùng miền mà ở các địa phương khác nhau của Nhật Bản nó sẽ có tên gọi và cách chế biến, nguyên liệu tương xứng.
Tuy vậy, mì ramen sẽ chỉ có năm phiên bản thống nhất từ trong nước cho đến quốc tế. Có thể kể đến là mì xương hầm (tonkotsu), mì chấm (tsukemen), mì tương dầu (shoyu), mì miso và cuối cùng là mì muối (shio ramen).
Hôm nay, chuyên mục Trưa nay ăn gì sẽ dẫn bạn đọc khám phá về món mì muối, từ nguyên liệu cho đến cách chế biến để có được một tô mì thành phẩm nổi tiếng trứ danh. Trước hết, sợi mì để nấu cho món ăn này vẫn là sợi mì ramen truyền thống Nhật Bản. Theo đó, sợi mì thường làm từ bột lúa mì, muối, nước, khoáng chất kansui (giúp sợi mì có vị đặc trưng). Về hình dạng, nếu mua mì đóng gói dạng ăn liền thì kích cỡ thường đồng nhất, trong khi có dịp thưởng thức tại nhà hàng thì bản của sợi mì to, nhỏ tùy người nấu.
Tại Nhật Bản, một trong những cửa hàng bán shio ramen nổi tiếng nhất là Motenashi Kuroki. Ông Naohito Kuroki, đầu bếp ở đó đã sử dụng những nguyên liệu theo mùa để mang đến sự khác biệt cho món mì này. Đặc biệt, ông còn xuất bản sách về mì ramen theo cách nấu từ nguyên liệu bốn mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông.
Với nước dùng, shio ramen có cách nấu như một số phiên bản mì ramen khác khi gồm ba yếu tố cơ bản: nước dùng dashi, tương tare và dầu gia vị. Cụ thể, để lấy độ ngọt từ thịt, người nấu sẽ dùng xương heo, xương gà, tuy nhiên, shio ramen khác các phiên bản khác ở chỗ dùng thêm nước muối (shiodare). Đặc biệt, do mì có vị thanh nhẹ nên một số đầu bếp còn ứng dụng thêm nguyên liệu khác nấu cùng như biến thể shio ramen hải sản (kaisenshio ramen) hay shio ramen rau (tanmenshio ramen). Và cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu dù là bất mì món mì ramen nào – rong biển.
Khi có thực khách gọi món, người đầu bếp sẽ trụng mì, cho vào tô, chan nước dùng rồi cho thêm các nguyên liệu ăn kèm như thịt heo xá xíu (chashu), trứng luộc, chả cá và một số loại rau như hành, giá, rong biển… Các nguyên liệu, gia vị đặc trưng Nhật Bản mọi người có thể tìm mua dễ dàng tại các siêu thị chuyên bán đồ Nhật Bản.
Nguyên liệu chỉn chu, cách nấu kỳ công vẫn chưa đủ ở món mì này, mà việc thưởng thức đúng điệu còn là cả một nghệ thuật mà người Nhật thường hay dùng khi ăn shio ramen. Cụ thể, khi thưởng thức, mọi người phải dùng muỗng húp một ít nước dùng để cảm nhận vị nước rõ nét nhất, sau đó, đến dùng các nguyên liệu còn lại.
Có một điểm khá vui về cách thưởng thức mì ramen nói riêng và các món mì Nhật Bản nói chung là thực khách nên húp mì để nghe âm thanh “rột rột”. Với người Nhật Bản, họ cho rằng âm thanh này mang ý nghĩa là món ăn ngon miệng, nên thực khách mới thưởng thức một cách thoải mái nhất. Giờ trưa đã gần đến, mọi người có thể đến các nhà hàng Nhật Bản để thưởng thức shio ramen hoặc tìm mua nguyên liệu về chế biến theo công thức sau đây: