Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Trưa nay ăn gì: Đầu tuần thưởng thức “top 5” món hủ tiếu ngon nhất Sài Gòn

(SGTT) – Với hương vị thơm đặc trưng từ thịt dê hòa quyện cùng nước dùng màu cánh gián bắt mắt, hủ tiếu dê được các tín đồ sành ăn bình chọn là một trong năm món hủ tiếu đáng thử khi ghé thăm Sài Gòn.

Ẩm thực Sài Gòn đa dạng với nhiều biến tấu món ăn là sự pha trộn giữa dòng chảy văn hóa ẩm thực vùng miền, theo chân những con người xa quê đến đây lập nghiệp. Trong đó, hủ tiếu thịt dê là một “điểm sáng” trong rất nhiều món ăn từ sợi hủ tiếu.

Có người cho rằng, món ăn này bắt nguồn từ ẩm thực các tỉnh vùng núi phía Bắc, tựa như món thắng cố khi sử dụng lòng động vật để nấu món ăn. Hay có người nói nó tựa như món hủ tiếu Hồ của người Hoa khi cũng sử dụng lòng để làm nguyên liệu chủ đạo cho món ăn. Nói là vậy, chứ sự khác biệt rõ nét có thể thấy ở ba món ăn này là thắng cố sử dụng lòng ngựa, hủ tiếu Hồ sử dụng lòng heo, trong khi hủ tiếu dê sử dụng lòng dê là chính.

Để làm nên một tô hủ tiếu dê, người nấu phải chuẩn bị rất kỳ công từ việc chọn nguyên liệu, sơ chế cho đến cách chế biến. Thông thường, để xử lý mùi “đặc trưng” từ dê, người ta hay dùng rượu, giấm cùng ít gia vị riêng biệt. Nếu như các hàng, quán bán món ăn này sử dụng lượng lớn thịt, lòng, xương dê để món ăn đậm đà thì với người nội trợ có thể chọn phiên bản chế biến gọn gàng hơn từ xương heo nấu nước dùng.

Cách thưởng thức hủ tiếu dê thơm ngon, đúng điệu: Gọi một phần hủ tiếu dê và một phần lòng ăn thêm nếu bạn là người ăn khỏe. Lưu ý: dặn hàng quán để nước dùng, thịt và hủ tiếu riêng (bởi độ nóng của thịt, lòng dê có thể làm sợi hủ tiếu mau bị bở). Cho nước dùng và thịt vào tô, cho tiếp sợi hủ tiếu vào, trộn đều và thưởng thức cùng chén sa tế chao. Rau ăn kèm hợp vị cho món này thường gồm lá tía tô, cải bẹ xanh.

Tuy nhiên, một gia vị đặc trưng không thể thiếu của món hủ tiếu này chính là bột cà ri hay bột ngũ vị hương. Mùi thơm đặc trưng của hai loại gia vị này cộng thêm quế, hồi phần nào đó át đi được mùi dê cũng như giúp món ăn thêm đậm đà. Một số vị khách sau lần đầu thưởng thức hủ tiếu dê đều cho nhận xét nó khá giống với bò kho.

Cuối cùng, sợi hủ tiếu cho món ăn này thường được dùng là sợi hủ tiếu bản to, gần bằng ½ sợi phở để giúp món ăn “mềm mại hơn” khi các nguyên liệu lòng phần nào đó đã dai, giòn. Ngoài thịt dê (đùi, lưng hay nạm) thì người bán còn cho thêm lòng dê, ở đây là khăn lông, phèo non, tổ ong, lá mía, cật hay dựng dê (xương dê). Tuy nhiên, những ai lần đầu thưởng thức món này nên cân nhắc chọn thịt dê bởi lòng dê thường mùi nặng hơn.

Nguyên liệu cũng đã điểm, cách sơ chế cũng đã bàn qua, thế nhưng, để có thành phẩm một tô hủ tiếu dê thơm lừng, hấp dẫn thì đó là sự kỳ công của người nấu, nhất là công đoạn hầm thịt, xương lấy nước dùng cũng phải từ 10 giờ trở lên.

Hiện ở Sài Gòn, có rất nhiều hàng quán bán hủ tiếu dê với đa dạng giờ giấc trong ngày, thế nên, buổi trưa đầu tuần của mọi người nếu chưa nghĩ ra mình sẽ ăn gì thì hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị khám phá món ăn độc đáo này nhé!

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mâm tiệc cuối tuần có đùi dê đút lò, bê hấp...

0
(SGTT) – Nếu như những tuần trước, mâm tiệc gồm những món ăn thân quen, chế biến từ thịt heo, thịt bò, thịt gà,...

Trưa nay ăn gì: một thoáng Ấn Độ cùng cà ri...

0
(SGTT) - Cà ri là món ăn được xem như quốc hồn, quốc túy của Ấn Độ. Vị thơm nồng hương cà ri quyện...

Đến quán hủ tiếu dê mỗi ngày bán 3,5 tiếng hết...

0
(SGTT) - Với những thực khách sành ăn dê, quán hủ tiếu dê Gia Đạt (quận 11, TPHCM) là địa chỉ quen thuộc, bởi họ...

Kết nối