Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Trầm cảm sau sinh đừng bỏ qua dấu hiệu nhỏ nhất

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý tâm thần mà các ông bố bà mẹ không hề mong đợi khi chào đón đứa con ra đời.

Trầm cảm sau sinh khiến bà mẹ cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con.

Trầm cảm sau sinh (PPD) là một trong những rối loạn tâm trạng sau sinh hay gặp nhất, đặc biệt ở tháng đầu tiên sau sinh. Chứng bệnh này có thể kéo dài nhiều năm nếu không được chẩn đoán và điều trị. Theo Hội Tâm thần học Mỹ, trầm cảm sau sinh thường gặp ở 8-15% sản phụ. Nguy hiểm hơn, có đến một nửa trong số đó không hay biết mình đang mắc bệnh, dẫn đến hậu quả đáng tiếc như mẹ bị trầm cảm mãn tính về sau, lây trầm cảm sang cả người cha. Đối với đứa trẻ, chúng có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ cũng như thay đổi cảm xúc, hành vi khi lớn lên.

Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh gia đình vì đàn ông cũng có thể mắc. Ước tính có khoảng 10% người cha trải qua tình trạng này với những triệu chứng tương tự như các bà mẹ như buồn chán, mệt mỏi, lo lắng…

Nguyên nhân và dấu hiệu

Thông thường, trầm cảm sau sinh là kết quả của một hoặc nhiều trong số những nguyên nhân sau:

  • Người mẹ có tiền sử trầm cảm, hoặc bị trầm cảm trong khi mang thai.
  • Có thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc mắc các chứng rối loạn tâm trạng khác.
  • Mang thai không theo dự tính, không mong muốn hoặc sinh đôi, sinh ba.
  • Người mẹ đã trải qua những sự kiện căng thẳng trong thời gian trước khi mang thai như bệnh tật, áp lực tài chính.
  • Em bé sinh ra có vấn đề về sức khỏe hoặc có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
  • Người mẹ đang gặp vấn đề trong mối quan hệ vợ chồng hoặc các mối quan hệ khác.

Dấu hiệu xác định bệnh bao gồm: Rối loạn ăn uống và giấc ngủ, không ăn trong vài ngày vì không cảm thấy đói hoặc ăn không ngừng. Ngủ mọi lúc hoặc không thể ngủ ngay cả khi có thời gian để ngủ. Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và không thể giải quyết được tình trạng này. Cảm giác tội lỗi và xấu hổ liên tục xuất hiện, luôn có ý nghĩ mình là một người cha, người mẹ không tốt, luôn cảm giác là không làm đúng mọi việc. Thậm chí biểu hiện còn có xuất hiện suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc em bé, thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

Những người bị trầm cảm thường không nhận ra hoặc không thừa nhận họ đang mắc bệnh. Nếu nghi ngờ một người bạn hay người thân của mình bị trầm cảm sau sinh thì hãy giúp họ tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, không nên chờ đợi và hy vọng tình trạng cải thiện.

Cách thức điều trị

Để điều trị trầm cảm, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm.

Liệu pháp tâm lý: Tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Liệu pháp hóc môn: Sử dụng hóc môn estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối với trầm cảm sau sinh. Hóc môn estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.

Sử dụng thuốc: Đối với trường hợp trầm cảm nặng, bà mẹ không thể chăm sóc được bản thân mình và con thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nếu đang cho trẻ bú mẹ thì phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình điều trị, điều quan trọng nhất là sự quan tâm, chia sẻ của người chồng, sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân.

Biện pháp phòng tránh

Nếu bạn có tiền sử trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh, hãy chia sẻ với bác sĩ khi có kế hoạch mang thai hoặc ngay khi phát hiện mình mang thai. Sau khi sinh, các sản phụ nên khám sức khỏe sau sinh sớm để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Thực hành lối sống lành mạnh, luyện tập các bài thể dục phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống hợp lý, tránh uống rượu và chất kích thích.

Để chăm sóc tốt cho bé thì điều đầu tiên và rất quan trọng là người mẹ phải quan tâm chăm sóc bản thân. Mẹ khỏe mạnh và vui vẻ thì mới có thể chăm sóc con cái thông minh và mau lớn. Mẹ cũng nên không đặt quá nhiều kỳ vọng vào mọi việc và tránh tự tạo áp lực cho mình, biết dành thời gian cho bản thân. Hãy để người chồng hay người giúp việc chăm sóc bé để thỉnh thoảng người mẹ có thể đi ra ngoài, đi mua sắm. Người mẹ có thể tâm sự với chồng, với người thân, với bạn bè về những cảm giác không thoải mái, lo lắng, chia sẻ với các bà mẹ khác về kinh nghiệm nuôi con.

Những địa chỉ chữa chứng trầm cảm sau sinh

  • Phòng Khám, Tư vấn và Điều trị ngoại trú – Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia-Tầng 1, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai-Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần-Bệnh viện Hồng Ngọc-55 Yên Ninh, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Bệnh viện Tâm thần TPHCM-766 đường Võ Văn Kiệt, quận 5, TPHCM.

Tâm Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Kết hợp gân bò, vị tiềm thuốc Bắc trong nồi lẩu...

0
(SGTT) – Các món lẩu với nước dùng tiềm thuốc Bắc được nhiều thực khách yêu thích nhờ màu sắc và hương vị đậm...

Khám phá suối Lồ Ồ giữa núi rừng Ninh Thuận

0
(SGTT) - Suối Lồ Ồ tọa lạc tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang...

Văn hóa golf  – cầu nối gắn kết doanh nghiệp

0
(SGTT) -  “Văn hóa golf  – cầu nối gắn kết doanh nghiệp” là workshop do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 cùng Quinn Golf...

Sân bay Nội Bài chạy thử ba làn thu phí tự...

0
(SGTT) - Trong ngày đầu chạy thử ba làn thu phí tự động không dừng đã có hơn 11.000 lượt xe được thu phí...

Vinh danh những nhà tiếp thị xuất sắc giúp nâng tầm...

0
(SGTT) - Giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 tôn vinh các nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia marketing, nhà quản trị chiến...

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Kết nối