Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

TPHCM hỗ trợ tiền ăn cho F0 cách ly, điều trị từ ngày 27-4 đến 31-12

(SGTT) - Mới đây, Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM có công văn gửi đến TP Thủ Đức, các quận, huyện trên địa bàn thành phố hướng dẫn việc chi hỗ trợ cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật bị nhiễm Covid-19 điều trị, cách ly y tế.
Những công nhân tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 tại một doanh nghiệp ở TPHCM chuẩn bị đi cách ly tập trung. Ảnh: HCDC

Theo plo.vn, các đối tượng nhận hỗ trợ gồm trẻ em (người dưới 16 tuổi), người cao tuổi, người khuyết tật (quy định tại Nghị định 20/2021) và người điều trị, cách ly do nhiễm Covid-19 là F0, F1.

Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp là F0 có thời gian cách ly, điều trị từ ngày 27-4 đến 31-12, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị nhưng không quá 45 ngày.

Hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp F1 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền điều trị từ ngày 27-4 đến 31-12, thời gian hỗ trợ tối đa không quá 21 ngày.

Đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật là F0 được hỗ trợ thêm 1 triệu/người.

Hồ sơ đề nghị bao gồm:

- Danh sách F0 đủ điều kiện hưởng chính sách theo Mẫu tại quyết định 23 của Thủ tướng.

- Giấy ra viện hoặc giấy chứng tử của cơ sở y tế hay văn bản xác nhận của cơ sở y tế.

- Bản sao một trong các giấy tờ như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, CMND/CCCD, thẻ BHYT, giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

- Phiếu thu hoặc biên lai hay giấy xác nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày 6-11.

Ngày 24-12, nước ta ghi nhận 16.157 ca mắc mới

Theo bản tin dịch Covid-19 của Bộ Y tế, cả ngày 24-12, nước ta ghi nhận thêm 16.157 ca mắc Covid-19, trong đó có 15 ca nhập cảnh và 16.142 ca ghi nhận trong nước (giảm 225 ca so với ngày trước đó).

Bản tin dịch Covid-19 ngày 24-12 của Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hải Phòng (-233), Bạc Liêu (-182), Bến Tre (-173). Trong khi đó, một số địa phương lại ghi nhận số ca nhiễm mới tăng so với ngày hôm qua là Phú Yên (+219), Đắk Lắk (+172), Cà Mau (+167).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.620.869 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.434 ca nhiễm).

Trong ngày 24-12, đã có 30.833 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi của nước ta tới thời điểm hiện tại là 1.215.261. Trải qua 24 giờ (tính từ 17:30 ngày 23-12), nước ta ghi nhận 235 ca tử vong tại TPHCM (44), Đồng Nai (20), An Giang (18), Tiền Giang (15), Đồng Tháp (13), Cần Thơ (13), Vĩnh Long (12), Bình Dương (11), Bến Tre (11), Tây Ninh (10), Kiên Giang (9), Sóc Trăng (7), Bình Định (6), Hà Nội (5), Bến Tre (5), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Khánh Hòa (4), Bình Thuận (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bạc Liêu (4), Bình Phước (2), Long An (2), Hậu Giang (2), Hải Phòng (1), Ninh Thuận (1), Lạng Sơn (1) và Lâm Đồng (1).

Người nhập cảnh ngắn ngày vào Việt Nam không phải cách ly y tế

Vietnamnet.vn đưa tin, ngày 24-12, Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn y tế với người nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc dưới 14 ngày.

Đo thân nhiệt khách. Ảnh: Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài

Cụ thể, đối tượng bao gồm người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ (nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp...; người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, từ ngày 24-12, người nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế, song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, không tiếp xúc với cộng đồng, đảm bảo an toàn cho mình và những người tiếp xúc, không để lây nhiễm chéo trong quá trình làm việc, không lây nhiễm ra cộng đồng.

Trong trường hợp dự kiến làm việc, hoạt động tại nhiều địa phương, cần phải có kế hoạch, phương án di chuyển rõ ràng và được địa phương liên quan chấp thuận.

Khi người nhập cảnh ngắn ngày có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương để xử lý theo quy định.

Nơi lưu trú cho người nhập cảnh ngắn ngày phải được UBND cấp tỉnh phê duyệt, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, bố trí riêng khu vực lưu trú, không để lây nhiễm chéo và lây nhiễm ra cộng đồng.

Đề xuất phương án cho học sinh TPHCM đến trường từ 3-1-2022

Sau gần 2 tuần thí điểm với khối 9 và 12, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình dạy học trực tiếp và có phương án cho các khối còn lại đi học từ ngày 3-1-2022.

Đề xuất phương án cho học sinh TPHCM đến trường từ 3-1-2022

Để kịp thời tham mưu UBND TPHCM về lộ trình tiếp theo tổ chức học tập trực tiếp, sở vừa có công văn gửi UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện yêu cầu báo cáo kết quả tổ chức học tập trực tiếp tại cơ sở giáo dục từ ngày 13-12 đến 24-12.

Sở yêu cầu các địa phương nêu rõ công việc đã triển khai, thực hiện bao gồm thực trạng, công tác kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở giáo dục; số lượng cơ sở giáo dục tổ chức học tập trực tiếp, quy mô.

Đồng thời, các địa phương cũng báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục giai đoạn vừa qua. Cụ thể là số liệu về F0, F1 phát hiện khi học trực tiếp và kết quả xử lý; công tác chuyển trạng thái học tập theo tình hình dịch hiện hành; phối hợp giữa ngành y tế, ngành giáo dục,… từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất về lộ trình thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo này và phương án đề xuất tổ chức học tập trực tiếp giai đoạn từ ngày 3-1-2022 được gửi về sở trước 17:00 ngày 24-12. Đồng thời, sở đề nghị TP Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục chỉ đạo tổ chức học tập trực tiếp đối với lớp 9 và lớp 12 từ ngày 27-12 cho đến khi có hướng dẫn mới.

Tại cuộc họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 23-12, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, cho biết thành phố chuẩn bị kết thúc tuần thứ 2 dạy học trực tiếp với học sinh lớp 9, 12. Sở và sở Y tế TPHCM đang làm việc với nhau để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thí điểm học trực tiếp 2 tuần qua.

Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch, tuần sau, hai sở sẽ có báo cáo, đề xuất lãnh đạo TPHCM về việc tổ chức dạy học trực tiếp từ 3-1-2022. Các phòng chuyên môn của sở cũng đang lấy ý kiến phụ huynh học sinh nhằm nắm bắt lại sự đồng thuận, sẵn sàng của cha mẹ học sinh về việc cho trẻ đến trường. Các nhà trường nắm bắt lại băn khoăn, khó khăn của học sinh nếu học trực tiếp từ 3-1-2022 để có sự chuẩn bị chu đáo hơn.

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Y tế lo ngại bệnh truyền nhiễm tăng cao trước...

0
So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần... Bộ...

Hà Nội: Bế mạc giải bóng đá dành cho học sinh...

0
(SGTT) - Ngày 18-8-2024, tại TP Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc giải bóng đá Grifted Students Cup 2024, giải đấu dành...

Nhu cầu xe đạp, xe máy điện của học sinh, người...

0
(SGTT) - Doanh thu của các cửa hàng phân phối xe máy, xe đạp điện trong năm nay có sự tăng trưởng tích cực...

TPHCM dự kiến thí điểm 200 xe điện chở du khách

0
(SGTT) - Đề án thí điểm xe điện chở du khách tại TPHCM sẽ triển khai từ quí 1-2024 đến hết năm 2025. Xe...

‘Cối xay gió’ của một thầy giáo dạy văn

0
(SGTT) -  Bộ phim “Thầy dạy thay” cho thấy cuộc chiến đơn độc của một thầy giáo dạy văn trong thời hiện đại. Cuộc...

Rối ren ngay từ phụ huynh!

0
(SGTT) - Năm học mới bắt đầu. Cuộc họp phụ huynh bao giờ cũng đầy kịch tính. Nhưng kịch tính dù có cao trào...

Kết nối