Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

TPHCM dự tính dự trữ hàng hóa Tết hơn 19.000 tỉ đồng

Ngành công thương TPHCM làm việc với các tỉnh, các doanh nghiệp bình ổn, doanh nghiệp chủ lực sản xuất chuẩn bị hàng Tết ở mức hơn 19.000 tỉ đồng, phục vụ dự trữ hàng. Chương trình hàng bình ổn cũng đã thu hút 80 doanh nghiệp tham gia với số tiền khoảng 7.000 tỉ đồng.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM chia sẻ như trên tại buổi tọa đàm “TPHCM bảo đảm nguồn hàng, giá cả bình ổn cuối năm” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều 28-12.

Theo Giám Đốc Sở Công thương TPHCM, sau 3 tháng mở cửa trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh tại TPHCM đã có nhiều tín hiệu tích cực, doanh số bán buôn, bán lẻ tăng liên tục. Cụ thể, tháng 10-2021 đạt 43.000 tỉ đồng, tháng 11 là 55.000 tỉ và tháng 12 dự kiến hơn đạt hơn 66.000 tỉ đồng.

Ông Vũ dự báo, nhìn chung Tết năm nay số lượng hàng hóa không tăng và đang giữ mức ổn định, thị trường tiêu dùng Tết năm 2022 không sôi động bằng năm 2021 nhưng ở mức gia tăng tương đối trong bối cảnh triển khai công tác phòng chống dịch như hiện nay.

Các vị khách mời tại tọa đàm. Ảnh: VGP/Lê Anh

Tương tự, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM, bà Lý Kim Chi cũng cho rằng điều hạnh phúc nhất hiện nay là các doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng hóa để đưa ra thị trường. “Đây là niềm hạnh phúc lớn lao vì qua suốt quá trình chống dịch, mình không bao giờ nghĩ rằng dịp Tết năm nay được cùng toàn dân, cùng các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm thiết yếu, nhất là với ngành lương thực, thực phẩm”, bà Chi nói.

Theo bà Chi, tại doanh nghiệp, không khí tất bật chuẩn bị Tết đang được tiến hành rất tốt, đầy khí thế. “Tất nhiên, sẽ có hạn chế phần nào về sức tiêu thụ lượng hàng nhưng các doanh nghiệp vẫn sản xuất, dự trữ trong tâm thế chuẩn bị cho cung ứng thị trường dịp Tết này”, bà Chi nói.

Tại buổi tọa đàm, đa số các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm TPHCM cho biết đang bị áp lực lớn vì chi phí đầu vào tăng mạnh, mức tăng trung bình từ 20-40%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia tọa đàm đều khẳng định không tăng giá bán trong bối cảnh này.

Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ba Huân, cho biết để chuẩn bị cho người dân có nồi thịt heo kho trứng theo phong tục ăn Tết truyền thống, Ba Huân tính toán dự trữ lượng trứng đến 90% nhu cầu với giá bình ổn.

Tương tự, đối với mặt hàng thịt, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty Vissan, cũng cho biết, doanh nghiệp này đã chuẩn bị 2.800 tấn nguồn thực phẩm tươi sống, 4.200 tấn thực phẩm chế biến, tăng 6% so với cùng kỳ, và đảm bảo đủ cung ứng hàng cho nhu cầu của người dân TPHCM.

Người tiêu dùng tranh thủ mua sắm Tết sớm tại hệ thống bán lẻ Central Retail Việt Nam. Ảnh: Thanh Tân

Bên cạnh đó, Vissan cũng chuẩn bị dự trữ 1.000 tấn thịt heo đông lạnh đóng trong các túi từ 1-2kg phòng trường hợp thị trường có biến động có thể phân phối một cách tiện lợi và nhanh chóng.

“Chúng tôi cam kết tại các thời điểm trước, trong và sau Tết cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân, với mức giá bình ổn thị trường. Vì vậy, bà con không nên tích trữ quá nhiều. Hệ thống cửa hàng Vissan sẽ mở cửa đến trưa ngày 29 Tết và hoạt động trở lại ngày mùng 2”, ông Dũng khẳng định.

Là một hệ thống bán lẻ rộng khắp, Saigon Co.op cũng có lịch hoạt động dịp Tết tương tự như trên. Theo ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, tính đến thời điểm hiện tại hệ thống phân phối này đã chuẩn bị cho dịp bán Tết được 3 tuần và sẽ còn kéo dài 5 tuần nữa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết.

“Chúng tôi dự trữ nguồn cung hàng hóa theo phương châm thừa hơn là thiếu. Tổng cộng, Saigon Co.op đã chuẩn bị tổng dung lượng hàng hóa khoảng 6.000 tỉ đồng tập trung vào các mặt hàng lương thực thực phẩm và những loại hàng hóa thiết yếu”, ông Đức chia sẻ.

Đáng chú ý theo ông Đức là người tiêu dùng không lo tăng giá dù thời gian qua có những dấu hiệu tăng giá nguyên vật liệu và chi phí doanh nghiệp. Saigon Co.op đã có chuẩn bị trước, sẽ không tăng giá.

Để đáp ứng cho nhu cầu hàng hóa tăng cao dịp cuối năm, trung tâm thu mua của GO!/BigC đã đàm phán với các nguồn cung để chuẩn bị cho sản lượng thịt heo có thể cung ứng cao hơn 20%, thịt gà cao hơn 25% so với tết 2021 cũng như các loại rau quả tươi sống có thể phục vụ xuyên suốt trong và sau Tết. Ngoài ra, GO!/BigC còn có xưởng chế biến thịt nguội Ebon đạt tiêu chuẩn HACCP, đủ sản lượng cung ứng thịt bò, thịt lợn cho người tiêu dùng ở khu vực TPHCM. Đối với sản phẩm nhập khẩu trực tiếp: BigC/GO! sẽ nhập khẩu 1.500 tấn trái cây, hơn 2.000 tấn thịt lợn, thịt gia cầm, cá hồi đông lạnh, cá nguyên con đông lạnh các loại… để luôn sẵn sàng đầy đủ hàng hóa cung ứng cho dịp Tết 2022.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mùng 2: Hàng loạt siêu thị, cửa hàng mở cửa

0
(SGTT) - Trong tết Giáp Thìn này, nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại TPHCM và Hà Nội đã mở cửa đón...

Sức mua yếu ‘kích hoạt’ cuộc đua giá xuống đáy của...

0
(SGTT) - Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì cuộc đua bán hàng hóa giá cạnh tranh, giá thấp, tại...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Thể thao phong trào ‘sôi động’ kéo nhiều ngành hàng kinh...

0
(SGTT) – Hơn 35 giải chạy lớn diễn ra trong năm 2023 ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã thu hút khoảng 190.000 người...

“Lên mây” nước ngoài bán hàng không dễ

0
(SGTT)- “Trước dịch, trong dịch và sau dịch tôi có làm việc với sàn thương mại điện tử Amazon, tính tới tính lui chi...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Kết nối