Chủ Nhật, Tháng tư 27, 2025

TPHCM cảnh báo hình thức lừa đảo phạt nguội

(SGTT) - Công an TPHCM vừa cảnh báo, hiện nay xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo cơ quan chức năng để gửi thông báo kết quả phạt nguội đến người, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Công an cảnh báo hình thức lừa đảo qua kết quả phạt nguội giao thông. Ảnh minh họa: congan.hanam.gov.vn

Theo trang thông tin điện tử của Phòng cảnh sát giao thông (PC08) thuộc Công an TPHCM, thời gian gần đây, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo như các đối tượng liên hệ qua điện thoại, tin nhắn tự xưng là cảnh sát giao thông thông báo yêu cầu nộp phạt nguội để lừa đảo.

Thủ đoạn chung của các đối tượng này là liên hệ qua điện thoại, tin nhắn tự xưng cảnh sát giao thông, thông báo hành vi vi phạm giao thông nhưng do đã quá thời hạn xử lý nên đề nghị người vi phạm cung cấp số biên bản.

Nếu người vi phạm chưa nhận được biên bản, các đối tượng giả danh này yêu cầu người vi phạm cung cấp các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ nơi ở, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để lực lượng chức năng cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý và số tiền xử phạt. Sau đó, kẻ gian yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng.

Theo PC08, người dân có tâm lý nhẹ dạ, không cảnh giác sẽ trở thành "con mồi" cho kẻ chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, thời gian gần đây còn xuất hiện thêm hình thức lừa đảo giấy phạt nguội gửi qua nhân viên giao hàng (shipper). Kẻ xấu giả danh shipper, gọi điện báo có giấy phạt nguội vi phạm giao thông và yêu cầu thanh toán cước vận chuyển qua chuyển khoản hoặc tải ứng dụng giả mạo VNeID để cập nhật thông tin nhằm mục đích chiếm đoạt tiền, mật khẩu, mã OTP, mã pin ngân hàng và tài khoản mạng xã hội.

PC08 cho biết, các đơn vị cảnh sát giao thông không nhắn tin, không gọi điện thoại yêu cầu người vi phạm cung cấp thông tin cá nhân, không yêu cầu họ chuyển tiền để nộp phạt trực tuyến và không gửi giấy phạt qua shipper.

Các trường hợp vi phạm bị phạt nguội đều được cảnh sát giao thông gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện hoặc người liên quan đến trụ sở đơn vị cảnh sát giao thông (nơi xảy ra vi phạm) để làm việc. Nếu chủ xe hoặc người liên quan gặp khó khăn về khoảng cách địa lý, hoặc không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở, họ có thể đến đơn vị cảnh sát giao thông nơi cư trú trong giấy chứng nhận đăng ký xe để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đó.

Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo, PC08 khuyến cáo người dân không chuyển tiền, không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập đường link lạ, không làm theo yêu cầu của người lạ. Khi nhận cuộc gọi nghi ngờ, người dân cần báo cáo ngay cho cơ quan chức năng.

Hoài Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới ‘hoàn trả học phí’

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, sau khi có thông tin tất cả học sinh trên cả nước sẽ được miễn học phí, đã...

Cảnh giác với trò lừa đảo qua cuộc gọi cập nhật...

0
(SGTT) - Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ xe cần cảnh giác với các cuộc gọi yêu cầu cập nhật thông tin...

Cẩn trọng hai hình thức lừa đảo qua tin nhắn, cuộc...

0
(SGTT) - Gửi tin nhắn thông báo tới vợ hoặc chồng đang ngoại tình với bằng chứng video; hay 'hợp nhất cuộc gọi' là...

Cảnh báo lừa đảo về cài đặt ứng dụng tích hợp...

0
(SGTT) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo cài...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: kiểm soát điện thoại...

0
(SGTT) - Một số kẻ gian cố tình nhập sai mật khẩu khiến tài khoản người dùng bị khóa, sau đó đóng vai nhân...

Những chiêu trò lừa đảo xuất hiện dịp đầu xuân

0
(SGTT) - Điện thoại bị kiểm soát từ số tài khoản ngân hàng; xem bói, giải hạn trực tuyến hay mạo danh nhà mạng...

Kết nối