Thứ hai, Tháng năm 26, 2025

Tiệm bánh căn hút khách ở Đà Lạt với món bánh lòng đào

(SGTT) - Vốn là đặc sản của thành phố mộng mơ, bánh căn xuất hiện ở nhiều nơi tại Đà Lạt. Đa dạng, cạnh tranh là thế, vậy mà ở quán bánh căn cô Nhung (60 Hoàng Diệu, phường 5, Đà Lạt) vẫn thu hút thực khách bởi vẻ mộc mạc, gần gũi và câu chuyện cô mở tiệm bánh vì giữ gìn nghề của nội.

Quán bánh căn mộc mạc, có phần đơn sơ nép mình trên đường Hoàng Diệu vốn nhiều quán ăn hiện đại. Cô Nhung vừa thoăn thoắt đôi tay đổ bột vào khuôn bánh, vừa tươi cười chia sẻ: “Mọi thứ ở đây cô đều tự tay làm, từ xíu mại, bột gạo cho đến hành phi, đậu phộng…”.

Cô Nhung bên quầy bánh căn của mình. Ảnh: Bích Duy

Những chiếc bánh căn nóng hổi với hương thơm nhè nhẹ thu hút thực khách. Bột bánh căn được xay thủ công từ gạo ngâm, trộn với nước và một vài thành phần khác để vừa ăn. Khách hàng dùng đến đâu, cô đổ bột vào khuôn đến đó. Vỏ bánh mềm, hơi dai với mùi thơm nhè nhẹ. Bánh ăn kèm xíu mại và nước chấm, và nước chấm có hai loại: mắm nêm và mắm chua ngọt. Thực khách dùng kèm bánh với xoài chua bào sợi giòn sần sật.

Bánh căn vốn dĩ mộc mạc, không nhiều dầu mỡ như bánh xèo hay bánh khọt. Ảnh: Bích Duy

Bánh căn cũng có hai loại, nhân trứng gà hoặc trứng cút. Đặc biệt, thực khách có thể lưu ý cô Nhung đổ bánh lòng đào, để chiếc bánh căn trứng cút lòng đào vừa chín tới, vẫn còn giữ được độ bùi và dẻo của lòng đỏ trứng. “Đổ bánh lòng đào khó và mất thời gian. Cô phải canh cho bột chín tới mới cho trứng, rồi canh thời gian đậy nắp khuôn. Đổ khó nhưng bù lại ăn ngon và lạ, khách của cô rất thích”, cô Nhung chia sẻ thêm.

Bánh căn ngon hay không là nằm ở khâu canh độ lửa sao cho bánh vừa chín tới như ý muốn. Ảnh: Bích Duy

Kể với tôi về câu chuyện vì sao chọn kinh doanh món ăn này, cô cho hay, từ nhỏ, nội cô đã bán bánh căn. Thế nên, cô đã quen với bếp than, với khuôn bánh và mùi khói thơm nghi ngút. “Bánh căn là món ngày xưa của bà nội, cô thích món này nên chọn theo nghề bà để lại”, cô Nhung cho hay. Giờ đây, không chỉ là món ăn ký ức tuổi thơ mà hàng bánh của cô Nhung đã trở thành một điểm đến thân quen của du khách đến Đà Lạt.

“Khách của cô hôm nào quán đông là tự bào xoài, pha mắm. Không phải là mình bắt khách tự làm hay gì, mà khách vui vẻ muốn thử tự pha mắm, tự bào xoài. Cô cũng chiều khách luôn”, cô Nhung cười đôn hậu.

Bánh căn Đà Lạt có sự đặc biệt khi dùng kèm xíu mại, xoài bào và nước mắm. Ảnh: Bích Duy

Quán bánh căn của cô Nhung cứ thế vẫn mộc mạc, vẫn rộn rã tiếng cười và thu hút thực khách. Anh Từ Giuy (du khách dùng bữa tại quán), chia sẻ: “Tôi đến ăn không chỉ vì bánh ngon, mà còn vì cảm nhận được tình thân và câu chuyện vì sao cô bán bánh căn”.

Bích Duy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn thử vị bún xào giá chỉ 20.000...

0
(SGTT) – Chọn mức giá bình dân, quầy ăn bún thịt xào dưới chân cầu Rạch Ông, quận 8 là điểm đến quen thuộc...

Bữa sáng đầy đặn với tô bún riêu cua thập cẩm...

0
(SGTT) - Bún riêu là món ăn sáng ưa thích của một số người dân Sài thành. Tại một góc đường Dương Bá Trạc,...

Bữa sáng thử vị bánh mì chả cá Halal ở quận...

0
(SGTT) - Bánh mì chả cá là món ăn sáng ưa thích của một số người dân Sài thành. Tại một góc đường Dương...

Đổi vị bữa sáng với hủ tiếu mì bò viên ở...

0
(SGTT) - Khác với món hủ tiếu mì bò viên truyền thống, hủ tiếu mì bò viên vị Hoa có thêm một số thức...

Bữa sáng Sài Gòn với phần ăn bò né đầy đặn

0
(SGTT) - Trong con phố ẩm thực đường Xóm Chiếu, quận 4, có quán ăn Phượng thu hút thực khách bởi những món ăn...

Tìm vị cơm tấm xưa ở quán ăn ven đường quận...

0
(SGTT) - Tại một góc đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, có quầy ăn bán cơm tấm mấy chục năm nay luôn tấp nập...

Kết nối