Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Thương mại điện tử chiếm hơn 60% giá trị nền kinh tế số

Số liệu trong báo cáo của ngành thương mại điện tử năm 2023 cho biết, lĩnh vực thương mại điện tử chiếm hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam.

Ước tính có khoảng 60 triệu người Việt từng tham gia mua hàng trực tuyến trong năm qua. Ảnh minh hoạ: TL

Theo báo cáo của ngành thương mại điện tử năm 2023 với chủ đề “Thương mại điện tử phát triển bền vững: động lực thúc đẩy nền kinh tế số”, năm 2022, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 23 tỉ đô la, tăng 28% so với năm trước.

Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 31% và chạm mốc 49 tỉ đô la vào năm 2025. Ở giai đoạn 2025-2030, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng kép ở mức 19%.

Trong đó, lĩnh vực thương mại điện tử chiếm hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam. Đặc biệt, trong số 23 tỉ đô la mà kinh tế số Việt Nam đạt được trong năm 2022, có 14 tỉ đô la thu được từ lĩnh vực thương mại điện tử.

Cũng trong báo cáo của ngành thương mại điện tử, trong năm qua, Bộ Công Thương cho biết, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam đạt khoảng 16,4 tỉ đô la, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Ước tính, có khoảng 60 triệu người Việt từng tham gia mua hàng trực tuyến. Giá trị mua sắm bình quân đầu người từ 260-285 đô la.

Xét về khía cạnh doanh nghiệp, thống kê từ Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm qua, có khoảng 55% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và thương mại điện tử có vai trò từ quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, doanh nghiệp đang tập trung, đầu tư cho tự động hóa, công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo và kết nối cơ sở hạ tầng…

Theo TTXVN, tại diễn đàn chuyển đổi số: nhanh hơn, thông minh hơn, xanh hơn diễn ra ngày 21-3, các chuyên gia cho rằng, để thương mại điện tử phát triển cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như phát triển kinh doanh bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vào trải nghiệm của khách hàng.

Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi số nhanh, thông minh và xanh hơn vẫn còn gặp một số vướng mắc về hành lang pháp lý, nguồn nhân lực và hạ tầng số.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm...

0
(SGTT) - Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành...

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Kết nối