Thứ ba, Tháng mười một 5, 2024

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh là một trong những điểm đến còn giữ được nét hoang sơ ở tỉnh Khánh Hòa. Vùng đất này nằm dưới chân đèo Cả và đèo Cổ Mã, giáp ranh tỉnh Phú Yên, cách Nha Trang khoảng 90km. Ngay tại huyện Vạn Ninh, ngoài ngắm biển, du khách có thể chinh phục cung đường phượt để đến với Mũi Đôi – cực Đông Việt Nam; hoặc trải nghiệm cảm giác đi bộ giữa biển với Điệp Sơn thủy đạo.
Tô bún mực Đại Lãnh dậy vị biển cả. Ảnh: Việt An

Khi đến Đại Lãnh, một món ăn mà du khách nhất định phải thử là bún mực. Các quán bún mực nằm rải rác trên quốc lộ 1A, đoạn gần chân đèo Cổ Mã. Thành phần của món ăn này đơn giản, gồm bún, mực và ít cà chua, dứa, rau thơm. Thế nhưng, chính sự đơn giản đó lại bật lên nét tươi ngon và giữ trọn hương vị riêng biệt của từng nguyên liệu.

Tờ mờ sáng, thuyền câu về bờ mang theo những rổ mực còn tươi rói, trắng hồng, da nhấp nháy đốm sáng. Một phần số này được chuyển ngay đến các quán bún mực theo mối quen để đảm bảo độ tươi nguyên vị biển. Người ta chỉ chọn mực ống to cỡ 2 ngón tay để nấu bún, vì nếu to quá mực dễ bị dai, không hợp với món ăn.

Mực tươi ngon. Ảnh: Việt An

Món này phải ăn nóng mới ngon, nên khi có khách chủ quán mới bắt tay vào chế biến. Bên này trụng sẵn bún cho vào tô, bên kia bắc nồi nước lèo. Người ta không nấu dư, bao nhiêu khách thì lấy bấy nhiêu nước nên chỉ dùng nồi nhỏ như nấu ăn cho gia đình. Có thể phi thơm hành, xào sơ cà chua và dứa cho dậy mùi và lên màu hoặc cho trực tiếp vào nước. Khi nấu sôi mới bỏ mực vào, chờ đến khi nước sôi lại, mực săn là đã chín. Không nên nấu lâu vì mực bị ra nước và dai. Sau đó, múc nước và mực cho vào tô bún, rắc thêm hành ngò.

Bún mực Đại Lãnh có cái hay là khách mua tới đâu, người bán mới làm tới đó. Ảnh: Việt An

Mọi nguyên liệu đều tươi và mới nấu xong nên rất ngon. Bún mềm, mực ngọt, nước dùng trong và thơm hương tự nhiên, không gian thưởng thức đậm đà vị gió biển. Tổng hòa các yếu tố đó đã tạo nên món bún mực đặc trưng của vùng đất Đại Lãnh.

Việt An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lênh đênh sông nước Sóc Trăng, thử bún nước lèo ‘đặc...

0
(SGTT) - "Ai bún nước lèo hông?", tiếng rao đon đả của bà Hồ Thị Thu, 54 tuổi, vang trên chợ nổi Ngã Năm,...

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc...

0
(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thổn thức cá rầm kho lá nghệ thôn quê xứ Quảng

0
(SGTT) - Quê tôi nằm bên bờ sông Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), một vùng trũng thấp, khiến những cơn mưa lớn đầu mùa...

Kết nối