Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024

Thời tiết xấu, dịch bệnh làm giảm sản lượng thanh long Bình Thuận

(SGTT) - Thanh long Bình Thuận mùa vụ 2024 đang đối mặt với việc sản lượng sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh lan rộng. Tình trạng ngập úng và sâu bệnh gây thêm khó khăn cho nông dân, làm tăng chi phí chăm sóc và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cho biết mùa vụ từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2024, sản lượng thanh long tại Bình Thuận giảm mạnh do thời tiết khắc nghiệt và tình trạng nấm bệnh lan rộng. 

Theo cục thống kê tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 8-2024, có khoảng 3.029 hécta thanh long nhiễm bệnh đốm nâu, 978 hecta bị ốc sên phá hoại, 794 hecta thanh long bị nhiễm bệnh thán thư và 367 hecta nhiễm bệnh thối rễ tóp cành.

Theo ông Cảnh, điều kiện thời tiết thay đổi liên tục giữa nắng và mưa đã làm giảm năng suất cây trồng tới 50% so với thời điểm này của năm ngoái. Đặc biệt, những trận mưa lớn gần đây đã khiến một số khu vực trũng thấp bị ngập úng, ảnh hưởng khoảng 5-10% sản lượng thanh long ở những vùng này. 

Vườn thanh long chín đang đợi thu hoạch tại Bình Thuận. Ảnh: Thái Bảo.

Hiện nay, Bình Thuận có sản lượng trung bình khoảng 1.500 tấn thanh long mỗi ngày, giảm đáng kể so với mức 2.000 tấn/ngày của những năm trước. Sự suy giảm này không chỉ do thời tiết mà một phần còn do cây thanh long già cỗi, giảm năng suất. Để cải thiện tình hình, các chuyên gia cho rằng người trồng cần tái đầu tư, thay mới các trụ thanh long để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Theo bà Lê Phương Chi, Giám đốc hợp tác xã Thanh long Hàm Minh 30, các hợp tác xã tại những vùng không bị ngập lụt vẫn duy trì sản xuất bình thường nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ sâu bệnh, khiến chất lượng trái giảm.

Người nông dân phân loại thanh long sau thu hoạch để giao thương lái. Ảnh: Minh Hoàng

Ghi nhận tại các đầu mối chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM, thanh long ruột trắng hiện được bán với giá 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg tuỳ chất lượng và hình dáng bên ngoài của quả. Trong khi đó, thanh long ruột đỏ được bán với giá 40.000 đồng - 50.000 đồng/kg. Các tiểu thương cũng cho biết, giá thanh long hiện tại tăng khoảng 5-10% so với tháng trước. Nguyên nhân do khan hiếm nguồn hàng trái đẹp, có chất lượng, trong khi mưa lũ kéo dài khiến chi phí vận chuyển tăng theo. 

Cũng theo bà Chi, sản lượng trung bình của một hộ dân canh tác và thu hoạch giảm từ 30 tấn/ha xuống còn khoảng 25 tấn/ha do tình hình sâu bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn LED trong chiếu sáng có giúp giảm chi phí điện, nhưng chi phí lao động và phân bón vẫn rất cao, chiếm đến 50% giá thành sản xuất. Hiện tại, nhiều hộ dân đang bắt đầu thu hoạch thanh long vụ tháng 6 đến tháng 10. Tuy nhiên, để cây thanh long hồi phục sau các đợt mưa lũ, người nông dân sẽ phải mất thêm vài tháng chăm sóc và đầu tư, bà Chi nói. 

Thái Bảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng chưa được bố trí...

0
(SGTT) - Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bão số 3 và mưa lũ sau...

TrueCoop cùng đối tác liên kết phát triển nông nghiệp hữu...

0
(SGTT) – Ngày 29-5, Hợp tác xã điều hữu cơ TrueCoop đã ký kết hợp tác với hai đơn vị là Công ty TNHH...

Mùa màng rơm rạ quê nhà

0
(SGTT) - Vụ mùa đến, những đụn rơm vàng óng trải khắp nơi. Lúa về nhà trước, rơm rạ về sau. Niềm hân hoan...

Thủ phủ dừa Bến Tre ‘gồng mình’ chống chọi với xâm...

0
(SGTT) - Mặc dù giá dừa đang tốt hơn năm trước nhưng tình hình hạn mặn, mùa khô kéo dài đã khiến năng suất...

Áp dụng mô hình nông lâm kết hợp hướng đến tiêu...

0
(SGTT) - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nông lâm kết hợp là một mô...

Thúc đẩy nông nghiệp xanh từ nỗ lực thay thế thuốc...

0
(SGTT) - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế hoá học để hiện thực hoá ngành nông nghiệp xanh là...

Kết nối