(SGTT) - Nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong (An Giang) hình thành từ rất sớm, xuất phát từ nhu cầu ăn mặc của gia đình, sau nữa là nhu cầu trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác. Những năm hưng thịnh, Châu Phong có hơn 200 hộ làm nghề.
- Chiêm ngưỡng những ngôi chùa đẹp ở An Giang
- Trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên kỳ thú vùng biên cương bán sơn địa An Giang
Thế nhưng, đó chỉ là câu chuyện của quá khứ, qua dòng chảy của thời gian, nhiều yếu tố tác động làm cho nghề dệt dần mai một. Ngày nay, Châu Phong chỉ còn lại duy nhất một hộ còn giữ nghề truyền thống.
Châu Giang - một nhánh của sông Hậu chảy dài và bao quanh các ngôi làng Chăm - An Giang, nơi mà khi nhắc đến Châu Phong người ta không thể không nghĩ đến nó. Châu Giang muôn đời vẫn vun đắp cho cuộc sống nơi đây, trở thành một nét đặc trưng không thể tách rời với người dân thị xã Tân Châu.
Dọc theo dòng Châu Giang, hàng trăm năm qua, người Chăm hồi giáo Islam đã định cư tại các vùng đất cao hoặc những cù lao xanh mướt, tạo lập một cộng đồng mang nhiều bản sắc, góp phần làm đa dạng nét văn hóa dân tộc trên châu thổ Cửu Long.
Một cuộc sống giản dị, yên bình. Những người trẻ đã không chọn gắn bó với làng, họ quyết định rời đi, tìm đến thành phố xa hoa để kiếm sống, lập nghiệp. Và cũng vì thế nên những nét văn hóa truyền thống đang dần mai một, thiếu người giữ lửa.
Một trong số đó là văn hóa thổ cẩm của người Chăm ở làng Châu Phong - nét văn hóa chỉ còn sót lại vài ánh lửa trong buổi hoàng hôn.
Nắng