Thứ Bảy, Tháng 7 26, 2025

Thắc mắc mùa dịch: Sau tiêm vắc-xin Covid-19 phải sốt mới đáp ứng tốt?

(SGTT) - Nhiều người có suy nghĩ rằng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, cơ thể bị sốt mới sinh ra kháng thể và đáp ứng được vắc-xin, liệu điều này có đúng không?

Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc về tình trạng trong cùng một đợt tiêm vắc-xin Covid-19, đa số sau tiêm sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, mệt mỏi tới 2-3 ngày. Một số ít lại cảm thấy khỏe re, bình thường và cơ thể chỉ hơi ấm một chút. Liệu có phải cơ địa không đáp ứng với vắc-xin ? Sau khi tiêm, sốt hay không sốt sẽ tốt hơn và có phải khi bị sốt, cơ thể mới tạo ra miễn dịch?

Chia sẻ vấn đề này trong chương trình “Thắc mắc mùa dịch” của Sài Gòn Tiếp Thị, Ths. BS Nguyễn Tiến Hưng, Giảng viên Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, vắc-xin sẽ tùy vào từng thể trạng để sinh ra tỷ lệ kháng thể nhất định. Vì phản ứng cơ thể mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, tình trạng sốt hay không sốt đều đem lại hiệu quả miễn dịch tương tự nhau.

Theo bác sĩ, sau tiêm vắc xin thường xuất hiện những phản ứng nhẹ như: sốt, nhức mỏi, sưng đỏ, đau tại vùng tiêm… chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta nhận ra và hoạt động chống lại những tác nhân lạ. Những triệu chứng nhẹ này sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

Trường hợp không có dấu hiệu sốt, hệ miễn dịch vẫn hoạt động bình thường để chống lại tác nhân nhưng nhẹ nhàng hơn. Cả hai trường hợp xảy ra vẫn mang lại hiệu quả của vắc-xin Covid-19. Vì vậy, việc cơ thể xuất hiện những phản ứng sau tiêm sẽ không chứng minh được người tiêm có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

“Với những người hình thành phản ứng (hay còn gọi: phản vệ sau tiêm), các phản ứng này sẽ rất nặng. Trường hợp sốc phản vệ cấp độ 2 phải được chăm sóc và hồi sức tích cực tại bệnh viện để ngăn ngừa diễn tiến xấu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tiêm vắc-xin”, BS Hưng cho biết.

Tại Việt Nam, ước tính trong số hơn hai triệu liều vắc-xin được triển khai, đã ghi nhận khoảng 14-20% xuất hiện các phản ứng sau tiêm, theo trang tin của Bộ Y tế. Tỷ lệ này tương đương khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra sau tiêm ngừa, mọi người nên khai báo rõ tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ (tiền sử dị ứng, bệnh nền, các loại thuốc đang sử dụng...) để các bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng Covid-19 một cách chặt chẽ.

Minh Thảo

Video: Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng thử xôi mặn, xôi gà cải xá bấu vị...

0
(SGTT) - Mở bán hơn 40 năm ở trung tâm thành phố, quầy xôi của cô Thu là điểm đến quen thuộc của nhiều...

Bài toán tài chính khi chuyển đổi xe xăng sang điện

0
(KTSG Online) - TPHCM sẽ cần hơn 30.000 tỉ đồng để phát triển hệ sinh thái xe điện hai bánh trong giai đoạn 2025–2029....

Tài xế xe công nghệ băn khoăn trước lộ trình chuyển...

0
(SGTT) - TPHCM đặt mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy chạy xăng sang xe máy điện, tập trung vào nhóm tài xế xe...

Tỷ giá sẽ đi về đâu sau tín hiệu thuế từ...

0
(SGTT) - Sau tín hiệu Mỹ sắp áp thuế mới, tỷ giá đô la Mỹ và tiền đồng đã vượt 26.200 đồng/đô la vào...

‘Xanh hóa’ giao thông: cần lộ trình dài hơi hơn là...

0
(SGTT) - Hà Nội, TPHCM đang thực hiện nhiều biện pháp hướng đến mục tiêu xanh hóa giao thông. Tuy nhiên, những kế hoạch...

Thử vị bánh canh ‘kiểu Huế’ ở phường Chợ Quán

0
(SGTT) - Bánh canh là món ăn sáng ưa thích của một số thực khách Sài thành. Tại một góc đường Trần Bình Trọng,...

Kết nối