Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Tạp chí Mongabay: “Việt Nam là trung tâm của nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép”

(SGTT) - Mới đây, tạp chí Mongabay, trang thông tin, tin tức về thiên nhiên quốc tế xuất bản nhiều thứ tiếng trên thế giới đã có một bài viết với tiêu đề tạm dịch “Việt Nam là trung tâm của nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép”.
Trong đó, nội dung bài viết cho rằng Việt Nam còn thiếu những giải pháp hiệu quả để xử lý tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD). Thực tế thì nạn buôn bán, nuôi nhốt trái phép ĐVHD trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã được các cơ quan luật pháp xử lý nghiêm minh và rất nhiều tội phạm dạng này phải ngồi tù nhưng nhận định của tạp chí chuyên về thiên nhiên quốc tế không phải không có cơ sở.

Hàng loạt người đi tù vì buôn bán, nuôi nhốt động vật hoang dã

Trong những năm vừa qua, Việt Nam ghi nhận hàng loạt các bản án lớn dành cho tội phạm về ĐVHD. Đặc biệt, một số đối tượng cầm đầu, hay còn gọi như các “ông trùm” buôn bán ĐVHD đã bị bắt giữ, khởi tố và phải nhận các mức án tù nghiêm khắc, một vài vụ điển hình như đồ họa bên dưới.

Bốn đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép cùng bản án. Nguồn: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), sự ra đời của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 - có hiệu lực từ 1-1-2018 - BLHS) là một bước tiến quan trọng và là động lực cho những thay đổi tích cực trong công tác xử lý tội phạm ĐVHD ở Việt Nam thời gian vừa qua.

Trong đó, hơn 95% (116/122) các vụ án hình sự liên quan tới động vật hoang dã phát hiện trong năm 2020 có đối tượng vi phạm bị bắt giữ, cao hơn nhiều so với tỷ lệ được ghi nhận trong giai đoạn 2015 - 2019. Nhiều án phạt tù hơn 10 năm cho tội phạm về ĐVHD.

Một số án phạt tù trên 10 năm dành cho tội phạm về động vật hoang dã.

Những bản án nghiêm khắc trên 10 năm với các đối tượng tội phạm về ĐVHD cũng không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Mới đây nhất, ngày 4-12-2021, một đối tượng đã bị kết án 14 năm tù giam trong vụ án phát hiện 126kg sừng tê giác bị vận chuyển trái phép qua sân bay Nội Bài. Đây là bản án cao nhất đối với tội phạm về ĐVHD được ghi nhận từ trước đến nay.

Đối tượng Đỗ Minh Toản đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 14 năm tù, mức án phạt cao nhất dành cho tội phạm về ĐVHD từng được ghi nhận. Ảnh: Báo An ninh Thủ Đô

Phép thử cho xử lý tội phạm nghiêm trọng về ĐVHD

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng và cơ quan tiến hành tố tụng trên khắp cả nước, theo nhận định của nhiều tổ chức và chuyên gia quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục bị đánh giá là thị trường tiêu thụ và trung chuyển động vật hoang dã lớn trên thế giới.

Tạp chí Mongabay, trang thông tin, tin tức về thiên nhiên quốc tế xuất bản nhiều thứ tiếng trên thế giới mới đây đã có một bài viết với tiêu đề tạm dịch “Việt Nam là trung tâm của nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép”

Theo đánh giá của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), nhận định như trên chưa thật sự khách quan và thiếu toàn diện. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại “Gót chân Asin” trong việc xử lý tội phạm về ĐVHD, đặc biệt là trong công tác xử lý các vụ việc liên quan đến một khối lượng lớn ĐVHD phát hiện tại khu vực cảng biển của Việt Nam.

Sáng ngày 18-7-2021, Cục Hải quan Thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng các cơ quan chức năng có liên quan đã kiểm tra lô hàng nhập từ Nam Phi về cảng Đà Nẵng, phát hiện 138kg sừng tê giác cùng 3,1 tấn xương động vật nghi là xương sư tử không có nguồn gốc hợp pháp. Đây được cho là vụ án buôn lậu sừng tê giác lớn nhất được phát hiện tại Việt Nam từ 2015 đến nay.

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV cho rằng vụ án 138kg sừng tê giác và hơn 3 tấn xương ĐVHD này chính là phép thử đối với cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cũng như với công tác xử lý tội phạm nghiêm trọng về ĐVHD. Thành công trong công tác giải quyết vụ án này và việc đưa những kẻ đứng đằng sau lô hàng ĐVHD này ra xét xử sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho cộng đồng quốc tế về quyết tâm không khoan nhượng với tội phạm về ĐVHD của Việt Nam.

Việc đưa những đối tượng đứng đằng sau lô hàng 138kg sừng tê giác ra xét xử sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho cộng đồng quốc tế về quyết tâm không khoan nhượng với tội phạm về ĐVHD của Việt Nam. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Sáng ngày 15-12-2021, ENV tổ chức buổi tọa đàm với báo chí về “Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã”. Bên cạnh việc chia sẻ thành tựu, thách thức và cơ hội của Việt Nam trong lĩnh vực này, ENV kêu gọi các cơ quan báo chí phát huy hơn nữa vai trò chủ động, tích cực trong các nỗ lực phòng, chống tội phạm về động vật hoang dã thông qua việc nâng cao nhận thức của về tính nghiêm trọng của tội phạm động vật hoang dã với cả cơ quan hữu quan và cộng đồng; khuyến khích các thành tựu và nỗ lực của Chính phủ; cùng với đó cần tiếp tục thúc đẩy trách nhiệm và hành động của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; và tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật, tạo tính răn đe trong cộng đồng.

Kim Ngân

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim sau 2...

0
Sau 2 năm vắng bóng, sáng 7-3, bốn cá thể sếu đầu đỏ đã về Vườn quốc gia Tràm Chim, bay lượn và đậu...

Năm rồng nói chuyện rắn bay

0
(SGTT) - Những tiếng rào rào kéo dài từ dưới mái tranh lan nhanh về phía những ngọn cây ở cuối góc vườn. Trời...

Đà Nẵng tiêu hủy gần 10 tấn động vật hoang dã...

0
(SGTT) - Dự kiến trong 2 ngày 28 và 29-12-2023, Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng và các cơ quan liên...

Bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã

0
(SGTT) - Chính phủ vừa ban hành văn bản số 1043/TTg-NN, bãi bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã theo Chỉ...

TPHCM và Hà Nội “về chót” trong giải cứu động vật...

0
(SGTT) - TPHCM và Hà Nội là 2 địa phương ghi nhận số vụ việc vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) do...

Vườn quốc gia Cát Tiên và WWF trú trọng xây dựng...

0
(SGTT) - Trong thời gian qua, Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã...

Kết nối