Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Sài Gòn chống dịch và những bài học

(SGTT) - Cuộc chiến chống dịch ở Sài Gòn có thể nói ngày càng gian nan, chưa rõ khi nào khống chế được. Nhưng có một điều mà toàn dân nhất định cùng Nhà nước phải làm là chiến thắng dịch bệnh bởi việc phong tỏa quá lâu có thể ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống của mọi người.

Phong tỏa và cách ly, cần nhưng chưa đủ

Sài Gòn đã phong tỏa hơn 2 tháng với nhiều biện pháp ngày càng quyết liệt nhằm 3 giảm: - lây lan - nhập viện - tử vong. Bắt đầu từ đầu tháng 7, khi số ca mỗi ngày tăng lên, phong tỏa quyết liệt hơn thì số ca vẫn lên cao (5.889) vào ngày 30-8, theo đó tỷ lệ nhập viện và tử vong cũng tăng.

Theo tôi, việc phong tỏa có thể không làm giảm số ca nhiễm và số ca tử vong vì dịch đã bén rễ từ tháng 5-2021 và lan rộng bởi chủng mới này dễ lây lan (những con số vào tháng 6,7,8 chỉ là bề nổi của tảng băng chìm).

Phong tỏa và cách ly là biện pháp sau cùng trong đại dịch, dù chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Phong tỏa nhưng các chốt kiểm tra thường dồn ứ vì đủ thứ giấy đi đường. Phong tỏa nhưng dân trọ vẫn kiếm đường về quê; các điểm chích ngừa thì luôn trong tình trạng đông người đợi tiêm. Nguy hiểm nhất là việc chen chúc tiêm chủng ở nhà thi đấu Phú Thọ, TPHCM trước đây và gần nhất là ở Hà Nội.

Ban đầu, chỉ cần vài F0 là cách ly cả khu vực, cả phường, rồi đến F1 cũng phải cách ly. Tới giờ thì láng giềng bị F0 nhưng không thấy giăng dây hay dán thông báo. Rồi thì cách ly tại nhà, mỗi nơi mỗi kiểu. Lo nhất là những người bị bệnh nền không được điều trị đúng liều, đúng cách hay các bệnh thông thường cũng khó khám, chữa bệnh.

Thế giới đã đúc kết, ngoài phong tỏa và cách ly khi thật cần thiết thì tinh thần sảng khoái, dinh dưỡng đủ chất và không khí trong lành là kháng sinh đặc trị chống dịch bệnh.

Thiếu sự chuẩn bị nên lúng túng

Dù chiến lược phòng chống từng nước khác biệt nhưng đều chung đáp số “vắc-xin tiêm chủng đủ liều”. Có thể vì thiếu chuẩn bị nên bị động, từ nguồn vắc-xin đến việc tổ chức, rồi tiêm trộn đại trà và cả những tiêu cực. Rồi lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu đến thuốc chữa bệnh, đặc biệt là an sinh xã hội dù đã có nhiều thay đổi nhưng mong rằng cần quyết liệt hơn.

Có người nói đùa là công nghệ 4.0 ở Việt Nam là: Không thể kết nối (mạnh ai nấy làm) – Không thể truy cập (mất dữ liệu) – Không thật sự hiệu quả (mất thì giờ, tốn tiền) – Không có gì (tổng kết). Kiểm tra một loại giấy đã không xuể, làm sao kiểm nổi 5 – 7 giấy cùng lúc của một người. Đây là nguồn lây nguy hiểm và áp lực cho lực lượng kiểm soát chốt chặn.

Gần nhất là việc cho phép một số dịch vụ ăn uống mở cửa phục vụ mang về nhưng nhiều nơi không mặn mà. Mở cửa nhưng nguồn nguyên vật liệu không đáp ứng, nguồn nhân lực có vấn đề. Chỉ có shipper công nghệ mới được giao liên quận sau ngày 16-9 với những quy định nhiêu khê. Nguyên liệu tăng giá gần gấp đôi, tiền shipper gấp 3 – 5 lần, trong khi thu nhập đứng hình.

Những bài học chống dịch từ Sài Gòn

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” nhưng có lẽ con virus Covid-19 và các biến thể thì lại thử đủ thứ. Gần 2 năm hoành hành, dịch bệnh đã làm bộc lộ rõ bản chất từng con người đến từng tập thể, từng quốc gia. Từ tính cách, phẩm hạnh đến năng lực quản trị, giải quyết khủng hoảng, từ các mối liên hệ cho đến quan điểm và đạo đức.

Hứng chịu đợt bùng phát thứ 4 cực kỳ nguy hiểm từ đầu tháng 7-2021 nhưng hình như Việt Nam dường như bỏ sót bài học kinh nghiệm từ các nước khác và phải trả giá khá đắt. Hy vọng các địa phương khác sẽ không lặp lại. Đó là:

  • Ưu tiên tiêm chủng, tổ chức khoa học, công bằng cho những người trên 18 tuổi theo ngưỡng qui định của WHO. Sau đó, mới tính tiếp tiêm chủng người dưới 18 tuổi (học sinh). Đây là lối thoát duy nhất để phục hồi kinh tế, trở lại hoạt động bình thường trong điều kiện mới.
  • Điều trị tại nhà các F0 không triệu chứng, bị nhẹ với sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhân viên y tế. Không cần thiết cách ly F1, vừa tốn kém không cần thiết vừa tạo tâm lý hoảng loạn. Chỉ các F0 nặng mới cách ly, tập trung nguồn lực điều trị, giảm tử vong. Nhìn hàng chục ngàn F0 chen chúc trong các bệnh viện dã chiến là phát bệnh, nhẹ cũng thành nặng. Bài học các F0 giành giựt phần ăn ở Bình Dương là hệ quả.
  • Ngành y tế là chủ công chống dịch và các lực lượng vũ trang chỉ hỗ trợ chứ không làm thay. Việc phong tỏa cần có màu sắc phù hợp, tránh dùng những vật liệu tạo cảm giác bất an bao trùm, có trọng điểm và không quá dài. Trước đó cần thông báo rõ ràng, có nguồn cung ứng thực phẩm, hàng thiết yếu và thời gian để người dân chuẩn bị.
  • Chỉ cần 1 ứng dụng khai báo y tế và dịch chuyển để đi đường. Khi chích đủ 2 mũi, có khai báo y tế và dịch chuyển, shipper có thể giao hàng, không cần xét nghiệm mỗi ngày. Shipper đi nhiều nhưng có khoảng cách, nguy cơ lây nhiễm ít hơn nhân viên chốt chặn.
  • “Sống chung với virus” (không phải với dịch) là tất yếu. Dịch bệnh có thể bị đẩy lùi nhưng virus vô hình vẫn tồn tại, rình rập cơ hội bùng phát. Đánh giặc virus không thể đủng đỉnh kiểu “chậm mà chắc” vì “trâu chậm uống nước đục”. Phải hết sức khẩn trương “nhanh mà an an toàn“ để không bị tụt hậu.
  • Sài Gòn, vùng đất hào nghĩa, khuyến khích người dân tương trợ, lá rách ít dùm lá rách nhiều. Tạo mọi điều kiện cho các nhóm thiện nguyện đúng nghĩa hoạt động, đặc biệt là các cơ sơ tôn giáo; chung tay góp sức với Nhà nước và cùng toàn dân chống dịch. Huy động và tận dụng lực lượng y tế tư nhân, đãi ngộ tương xứng.
  • Trang bị thêm “vũ khí” để người dân chống dịch hiệu quả hơn. Phong tỏa chỉ là ẩn nấp, đề phòng. Ngoài 5K truyền thống, cần bổ sung thêm 3K. Đó là Không khí trong lành (về với thiên nhiên, vệ sinh môi trường sống) – Khỏe mạnh tinh thần (lạc quan, không hoảng hốt) và vật chất (ăn uống, dinh dưỡng đủ chất) – Không nói nhiều (thay bằng việc làm thiết thực).
  • Dịch bệnh là dịp kiểm tra năng lực và phẩm chất cán bộ, nhân viên. Những địa phương nào chưa làm tốt công tác phòng chống dịch hoặc để tình trạng lây lan cao cần phải có biện pháp xử lý để đẩy lùi dịch bệnh cho không chỉ địa phương đó mà còn là cả nước.

Shipper Nguyễn Văn Mỹ (Chủ tịch Lửa Việt Tours)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối