Thứ năm, Tháng tư 3, 2025

Phương pháp nấu ăn Bain-Marie, người nội trợ nào cũng từng áp dụng

(SGTT) - Là người nội trợ, có thể bạn đã từng sử dụng hình thức hấp cách thủy (Bain-Marie) để làm chín thức ăn. Phương pháp nấu ăn này thực tế đã có từ lâu trên thế giới và chúng được ứng dụng trong nhiều khía cạnh ẩm thực.

Nguồn gốc phương pháp Bain-Marie

Phương pháp Bain-Marie được cho rằng bắt nguồn từ một người phụ nữ tên Marie the Jewess, sống vào thế kỷ 1-3. Bà vốn là một nhà giả kim (người luyện kim loại) nổi tiếng thời đó. Trong các thí nghiệm hóa học của mình, bà đã sáng tạo ra phương pháp này.

Phương pháp hấp (đun) cách thủy đã có từ lâu đời, ứng dụng trong nhiều khía cạnh đời sống. Ảnh minh họa: Wikipedia

Trong tiếng Anh, phương pháp hấp cách thủy có tên gọi là "water bath" hay "double boiling"; tiếng Pháp gọi là Bain-Marie. Ngoài ẩm thực, phương pháp này còn được ứng dụng trong hóa học hay một số ngành kỹ thuật khác.

Cách vận hành, nguyên lý hoạt động

Bain-Marie gồm một nồi hoặc chậu chứa nước nóng, bên trong hoặc bên trên đặt một vật chứa khác đựng thực phẩm hoặc nguyên liệu cần làm nóng. Bain-Marie tận dụng hiện tượng đối lưu nhiệt từ nước để đảm bảo nhiệt độ truyền đến thực phẩm không vượt quá 100°C (hoặc nhiệt độ sôi của nước ở áp suất thấp hơn).

Nhiệt độ bằng phương pháp này không vượt quá 100 độ C ở mức lửa hợp lý. Ảnh minh họa: Internet

Các thiết bị Bain-Marie ngày nay có dạng điện tử, được kiểm soát nhiệt độ chính xác để phục vụ trong ngành thực phẩm công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Mọi người có thể tạo một Bain-Marie ngay tại nhà bằng cách đặt một chiếc tô inox hoặc thủy tinh chịu nhiệt lên một nồi nước nóng.

Ứng dụng trong lĩnh vực ẩm thực

  • Làm chảy socola: Giúp socola tan chảy mà không bị chảy.
  • Nấu sốt "nhạy cảm": Một số loại sốt như hollandaise, bearnaise, custard thường yêu cầu nhiệt độ thấp và ổn định, làm giảm nguy cơ bị tách nước hoặc đông cục.
  • Giữ nóng thức ăn: Bain-Marie được ứng dụng trong ngành nhà hàng, tiệc buffet để giữ nhiệt thực phẩm trong thời gian dài mà không làm khô hoặc cháy, đặc biệt giữ thực phẩm ấm nóng ổn định trên 60 độ C, tránh vi khuẩn phát triển mà không làm thực phẩm bị tiếp tục nấu quá chín.
Mô hình tiệc buffet thường áp dụng phương pháp này để giữ nóng thực phẩm. Ảnh minh họa: Internet
  • Nấu món nướng mềm mịn: Một số món tráng miệng như crème brûlée (kem cháy), bánh flan, hoặc bánh cheesecake được nướng trong lò với phương pháp cách thủy để giữ độ mềm mịn và không bị rạn bề mặt.

Ứng dụng ngoài lĩnh vực ẩm thực

  • Hóa học: Sử dụng trong các thí nghiệm đòi hỏi gia nhiệt nhẹ nhàng để tránh phá hủy hợp chất.
  • Mỹ phẩm: Bain-Marie giúp làm nóng các thành phần như sáp và dầu khi làm son dưỡng, xà phòng hoặc mỹ phẩm tự chế.
  • Y học: Một số dụng cụ y tế cần được làm nóng hoặc giữ ở nhiệt độ ổn định bằng phương pháp này.
Chef Nguyễn Đinh Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu hơn về năm loại ‘sốt mẹ’ trong ẩm thực phương...

0
(SGTT) - Trong văn hóa ẩm thực châu Âu, có khái niệm "năm loại sốt mẹ" (Mother Sauces) do đầu bếp nổi tiếng Auguste...

Những lý do để ăn lê mỗi ngày

0
(SGTT) - Không chỉ ngon miệng, lê còn là loại trái cây mang đến những dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Những...

Từ kẹo ‘Kera’ đến bài toán minh bạch thực phẩm: Giải...

0
(SGTT) - Vụ việc kẹo rau củ “Kera” gây xôn xao dư luận gần đây cho thấy sự chênh lệch thông tin giữa người...

Dị ứng thực phẩm và những điều cần biết

0
(SGTT) - Dị ứng thực phẩm (Allergy) là phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với một số loại thực phẩm....

Làm trứng chần: tầm quan trọng của muối và giấm

0
(SGTT) - Đôi lúc, trong những bữa cơm nhà hay tiệc tùng, bạn từng thưởng thức qua món trứng chần và thấy thú vị...

Mẹo nấu ăn an toàn và chuyên nghiệp như đầu bếp...

0
(SGTT) - Tuân theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) có thể đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao...

Kết nối