Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Phố đêm: không theo phong trào mà phải đáp ứng nhu cầu của thị trường

Các tuyến phố đêm không nhất thiết phải quy hoạch cứng nhắc mà nên theo nhu cầu của thị trường, đồng thời cũng cần có các đánh giá tác động của dự án đối với môi trường sống của đô thị.

Nhiều nơi muốn mở phố đêm

Vừa qua, Sở Công thương báo cáo UBND TPHCM về đề án xây dựng phố ẩm thực Phan Xích Long (Phú Nhuận) tại trục đường Phan Xích Long và các tuyến đường nhánh xung quanh.

Theo đó, quận Phú Nhuận sẽ cải tạo vỉa hè toàn tuyến đường Phan Xích Long, sửa chữa cảnh quan kiến trúc, đầu tư hệ thống tháp đậu ô tô lắp ghép, làm logo nhận diện, xử lý rác, nước thải, khử mùi… Đồng thời, đầu tư hệ thống xe điện, đầu tư bến thuyền du lịch trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, phục vụ bằng ca-nô du lịch và thuyền chèo tay.

Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè nhìn từ trên cao. Ảnh: PN

Trước đó, hồi đầu năm 2021, UBND quận 3 cũng gửi đề xuất, xin ý kiến các sở ngành về phương án thiết kế phố đi bộ Hồ Con Rùa. Theo đó, phố đi bộ Hồ Con Rùa có quy mô hơn 19.500 m2 được tổ chức thành 5 khu vực gồm khu vực hồ nước, khu trình diễn, khu văn hoá – triển lãm, khu ẩm thực, khu giải trí. Thời gian hoạt động từ 19 – 23 giờ, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần.

Ngoài tuyến phố trên hiện hàng loạt khu phố đi bộ, ẩm thực khác cũng đang được nhiều nơi tại TPHCM đề xuất đi vào hoạt động như phố đi bộ Lê Lợi hay 22 tuyến phố đi bộ (quận 1).

Hiện ở TPHCM, mô hình phố đi bộ, phố ẩm thực đã được tổ chức ở nhiều nơi như phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện (quận 1), phố ẩm thực kỳ đài Quang Trung, Hồ Thị Kỷ (quận 10), phố ẩm thực Vĩnh Khánh (quận 4), đường ẩm thực – mua sắm trên đường Hậu Giang (quận 6), phố đi bộ và khu ẩm thực đêm Hà Tôn Quyền (quận 11)…

Không nên cứng nhắc trong quy hoạch phố đêm, chợ đêm

Bà Tuyết Nhung ở quận 10, TPHCM, cho biết hiện nay đa phần các tuyến phố đêm ở thành phố đều chỉ có mô hình tổ chức giống nhau, đều là chợ ăn. Đồng thời, những vấn đề về vệ sinh, an ninh, giao thông tại các tuyến phố này vẫn chưa được chú trọng.

“Cá nhân tôi thấy với phố vui chơi, mua sắm về đêm cần nên chú trọng về chất lượng hơn số lượng. Ví dụ như các phố ẩm thực ở thành phố đều bán các món ăn giống nhau vầ đều thiếu chỗ giữ xe nên chưa thật sự gây ấn tượng”, bà Nhung nói.

Tương tự, ông Lưu Chấn Huy ở quận 11, TPHCM, nói về các tuyến phố ẩm thực tại thành phố qua góc nhìn của một hướng dẫn viên du lịch rằng các tuyến phố đêm về hoạt động đi bộ hay ẩm thực đều chưa có điểm nhấn và gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách.

Ông Huy cho biết thêm, các tuyến phố ẩm thực ở các nước quy hoạch rõ ràng, khu nào bán cái gì, vệ sinh thực phẩm, an ninh được quản lý nghiêm ngặt.

“Điển hình như chợ đêm Tây Môn ở Đài Loan, chợ này chia làm 3 khu vực gồm đồ ăn, quần áo và đồ lưu niệm. Mỗi khu sơn một màu khác nhau giúp du khách dễ dàng nhận biết và có bộ phận tuần tra thường xuyên giúp du khách an tâm khi hơn khi đến. Tại chợ đêm ở Hàn Quốc thì hiện đại và thu hút du khách bằng các buổi trình diễn âm nhạc”, ông Huy nói thêm.

Trong khoảng thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hàng quán tại phố tây Bùi Viện xoay xở kinh doanh từ rau củ đến đồ ăn sáng. Ảnh: MH

Tiến sĩ Đào Thị Bích Vân, trường đại học Việt Đức, cho rằng khi mỗi địa phương đều có phố ẩm thực giúp người dân tiếp cận được các loại hình dịch vụ trong cự ly gần hơn từ 15 đến 20 phút, đồng thời cũng góp phần giảm tình trạng kẹt xe.

“Người dân ở Gò Vấp muốn đi ăn thì không cần phải chạy ra phố Nguyễn Huệ mà ghé Phan Xích Long giúp quãng đường đi rút ngắn 5km và 15 phút đi đường”, bà Vân nói.

Tuy nhiên, theo bà Vân, điểm khó khi tổ chức các phố này là phải đi tìm được bản sắc riêng cho từng tuyến phố như ẩm thực gắn được với sản vật địa phương hoặc nét văn hóa địa phương.

Còn Tiến sĩ Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TPHCM, cho rằng muốn thực hiện một dự án ở đô thị trước hết cần có các đánh giá tác động của dự án này đối với môi trường sống xung quanh.

“Tôi không e ngại vấn đề thành phố có nhiều phố đêm hay chợ đêm mà e ngại tác động của các tuyến phố này đối với môi trường sống của đô thị, đặc biệt là vấn đề giao thông, ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, sau khi đánh giá nếu phố, chợ đáp ứng các tiêu chí thì triển khai”, ông Cương chia sẻ.

Theo ông Cương, các tuyến phố không nhất thiết phải quy hoạch cứng nhắc mà nên theo nhu cầu của thị trường. Nếu như ăn uống hay mua sắm được nhiều người dân, du khách quan tâm thì sẽ hình thành các tuyến phố chuyên biệt về các dịch vụ này và nhưng điều quan trọng là chính quyền phải quản lý thật tốt.

Đồng Nai
Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chủ các vựa mai ở TPHCM tính toán hạ giá để...

0
(SGTT) - Các nhà vườn tại làng mai Bình Lợi (huyện Bình Chánh), làng mai thành phố Thủ Đức, thời điểm này, họ đã...

Gợi ý 7 điểm check-in khi đến Busan, Hàn Quốc

0
(SGTT) – Busan - thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách....

Giày Ballet Flats: món đồ thời trang dễ dùng các cô...

0
(SGTT) - Từ đôi giày mang tính biểu tượng của các vũ công ballet đến phụ kiện thời trang được yêu thích toàn cầu,...

WB đề xuất lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông...

0
(SGTT) - Ngân hàng Thế giới (WB) đã có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển...

Nhu cầu chụp ảnh mùa Tết tăng, cả thợ ảnh không...

0
(SGTT) - Nhu cầu chụp ảnh tăng cao trong dịp cận Tết đã mang đến nguồn thu nhập nhất định cho không chỉ những...

3.800 tỉ đồng xây dựng khu công nghiệp dược – sinh...

0
(SGTT) - Tổng mức đầu tư hạ tầng của dự án Khu công nghiệp dược - sinh học Thái Bình dự kiến khoảng 3.800...

Kết nối