Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024

Phê duyệt vắc xin trong 5-10 ngày; mua thêm 20 triệu liều Sputnik V

Để tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế sẽ phê duyệt các loại vắc xin trong vòng 5-10 ngày, tùy thuộc loại vắc xin đó đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt hay chưa. Với những nơi có thể nhập vắc xin nhưng không có khả năng tiêm chủng, bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức tiêm cho người dân.

Bộ Y tế cũng công bố danh sách 36 đơn vị đủ điều kiện kinh doanh, nhập khẩu vắc xin, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin và cho biết đã đàm phán mua thêm 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga.

Vắc xin ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca về Việt Nam. Ảnh: VNVC

Phê duyệt vaccine nhanh, linh hoạt trong tổ chức tiêm chủng

Theo văn bản về việc tăng cường tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế cho biết, với các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp như vắc xin của Astra Zeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Johnson & Johnson... cơ quan này sẽ xem xét phê duyệt trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vắc xin ngừa Covid-19.

Với những loại vắc xin đã được các quốc gia khác phê duyệt nhưng chưa được WHO phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp, Bộ Y tế sẽ xem xét, phê duyệt trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất.

Khi làm thủ tục nhập khẩu vắc xin vào Việt Nam, các đơn vị khẩn trương gửi hồ sơ chất lượng theo quy định. Hồ sơ gồm, giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất hoặc giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý để Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cấp giấy chứng nhận xuất xưởng trong vòng 48 giờ theo khuyến cáo của WHO để đảm bảo chất lượng và tránh việc nhập khẩu vắc xin không rõ nguồn gốc.

Trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức chưa có kinh nghiệm, chưa đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin theo quy định, đề nghị liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin để phối hợp thực hiện.

Với các đơn vị không có khả năng tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân.

Với các địa phương, đơn vị có khả năng nhập khẩu, tiếp cận nguồn cung vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện cấp phép nhập khẩu, kiểm định và chỉ đạo tổ chức công tác tiêm chủng đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả.

Hôm 31-5, trong cuộc họp về tình hình, tiến độ nhập khẩu vắc xin ngừa Covid-19, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế công khai chủ trương cho phép nhập khẩu tất cả các loại vắc xin ngừa Covid-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép.

Với những vắc xin chưa được WHO cấp phép nhưng các nước đã cấp phép sử dụng, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay khi có đơn vị tiếp cận được.

Mua 20 triệu liều vắc xin Sputnik V trong năm nay

Hiện tại Bộ Y tế đã cấp phép cho 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 của Astra Zeneca (Anh - Thụy Điển) và Sputnik V (Nga). Cơ quan này cũng đang xem xét hồ sơ đối với 2 loại vắc xin khác.

Liên quan đến vắc xin Sputnik V, Nga đồng ý cung cấp cho Việt Nam 20 triệu liều.

Theo chinhphu.vn, thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra sau cuộc làm việc với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga về vắc xin ngừa Covid-19 vào chiều 2-6.

Theo đó, từ tháng 8-2020, Việt Nam đã có thư ngỏ đề xuất mua vắc xin của Nga. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục chủ động đàm phán với phía Nga để có vắc xin sớm nhất và đến hôm nay, phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin trong năm 2021.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh vắc xin trong những năm tiếp theo, bộ xác định việc hợp tác trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin là rất cần thiết nên đã giao các đơn vị của bộ khẩn trương đàm phán, thống nhất với đối tác về vấn đề này.

Hiện một đơn vị của bộ là Công ty Vabiotech đã hợp tác với Nga. Dự kiến, vào tháng 7 tới, công ty sẽ đóng ống, gia công vắc xin phòng Covid-19 của Nga tại Việt Nam với công suất dự kiến 5 triệu liều/tháng. Đây là kết quả rất quan trọng để phía Nga có thể tiến hành chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam trong thời gian tới.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đã ký kết với Pfizer/BioNTech để mua 31 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm nay.

36 đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu, kinh doanh vắc xin. Cùng với việc khuyến khích doanh nghiệp, địa phương tìm kiếm vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế cũng công bố danh sách 36 đơn vị đủ điều kiện kinh doanh, nhập khẩu vắc xin và kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin để những nơi có có nhu cầu nhập khẩu vắc xin liên lạc. Những đơn vị đủ điều kiện gồm:1. Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn, 18-20 Nguyễn Trường Tộ, phường 12, quận 4, TPHCM
2. Công ty TNHH DKSH Pharma Việt Nam, 23, đại lộ Độc Lập, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
3. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, 181 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TPHCM.
4. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha, Lầu 2-3-4-5-6 Tòa nhà 509-515 đường Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10, TPHCM.
5. Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm May, 53-55 Điên Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM.
6. Công ty cổ phần Dược Đại Nam, 270A Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TPHCM.
7. Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam, lô 5- đường số 2- khu công nghiệp Tân Tạo- quận Bình Tân - TPHCM.
8. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội, 475D Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân phú, TPHCM.
9. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, số 96, phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
10. Công ty cổ phần vaccine Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, số 198 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM.
11. Công ty cổ phần Dược phẩm Minh Dân, Lô E2, đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá, phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
12. Công ty TNHH MTV vaccine và sinh phẩm số 1, số 1 Yersin, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
13. Công ty TNHH một thành viên VIMEDIMEX Bình Dương, 18 L1-2 VSIP II, đường số 3, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2, phường Hòa Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
14. Công ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội, 2 Hàng Bài, phường Tràng Tiền, quân Hoàn Kiếm, Hà Nội.
15. Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Đà Nẵng, 2 Phan Đình Phùng, phường Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
16. Chi nhánh công ty cổ phần Dược phẩm Thiết bị Y tế Hà Nội, 27B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM.
17. Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco, 5 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.
18. Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Sang, tầng 3, 61 Cao Thắng, phường 3, quận 3, TPHCM.
19. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Eco (Hà Nội), số 148 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM.
20, Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam, số 180 đường Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
21. Công ty cổ phần Thiết bị y tế Medinsco, phòng 507-510, tầng 5, tòa nhà The Golden Palm, 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
22. Công ty cổ phần Medcomtech, số nhà 61, ngõ 291 Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
23. Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam, 10 Hàm Nghi, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
24. Công ty cổ phần TAVO Pharma, 32 Cầu Xéo, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM.
25. Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre, 6A3 quốc lộ 60, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
26. Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2, 24 Nguyễn Thị Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM.
27. Công ty cổ phần GON SA, 88 Phạm Thị Tánh, phường 4, quận 8, TPHCM.
28. Công ty TNHH MSD HH, phòng 22-115, tầng 22, E. Town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, phường 12, quận 4, TPHCM.
29. Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam), tầng 13, TNR Tower, 180-192 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM.
30. Công ty cổ phần Y tế Đức Minh, số 51, ngõ 205, ngách 323/83, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
31. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1, 87 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
32. Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam), tầng 12, tòa nhà Vietcombank, 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
33. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Việt Nam, 138 Giảng Võ, phường Kim mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
34. Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, tầng 8, tòa nhà A&B, 76 Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM.
35. Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam, phòng 702 và 703, tầng 7, tòa nhà Metroplitan Tower, 235 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
36. Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế, 135 Lò Đức, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.Theo Bộ Y tế, danh sách 36 đơn vị đủ điều kiện nêu trên được cập nhật đến ngày 13-5-2021.

Đào Loan

Theo KTSG Online


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục...

0
(SGTT) - Khi nhắc đến các bệnh lý về mắt do lão hóa, lão thị và đục thủy tinh thể thường xuất hiện nhiều nhất...

Hiểu về thuốc giảm cân trước khi sử dụng

0
(SGTT) - Giảm cân luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và thuốc giảm cân đã trở thành lựa chọn hấp...

10 thực phẩm trong tủ lạnh nên tránh để bảo vệ...

0
(SGTT) - Tủ lạnh thường được coi là nơi lưu trữ thực phẩm nhưng không phải tất cả thực phẩm được bảo quản trong...

Cân nặng lý tưởng không chỉ được đánh giá bằng chỉ...

0
(SGTT) - Cân nặng lý tưởng không chỉ là con số trên thang đo mà nó còn phản ánh sức khỏe tổng thể của...

Sở Y tế TPHCM: người dân cảnh giác với dịch vụ...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo có nội dung về thay...

Rủi ro và cách phòng tránh các vấn đề về mắt...

0
(SGTT) - Sử dụng kính áp tròng mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe mắt nếu...

Kết nối