Thứ ba, Tháng mười một 5, 2024

Phát triển thương hiệu từ những bước chuyển đổi mạnh mẽ

(SGTT) - Các yếu tố góp phần tạo nên giá trị và sự ổn định của một thương hiệu sẽ bắt đầu từ những nỗ lực chuyển đổi của doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi về tư duy phát triển hướng đến bền vững và chuyển đổi về hoạt động nội tại. Đây cũng là những nội dung được các chuyên gia, diễn giả và khách mời cùng trao đổi tại tọa đàm Thương hiệu Vàng TPHCM do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8-12-2023.

Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Bất kỳ ai cũng muốn tài sản của mình sẽ ngày càng nhiều, ngày càng to lớn, chính vì thế, các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm cách thức xây dựng thương hiệu ngày càng có giá trị hơn. Với các yêu cầu mới của thị trường hiện nay đó là “chuyển đổi kép”, bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, doanh nghiệp nào nhìn thấy cơ hội từ xu thế mới này, dám đầu tư, thay đổi sẽ giúp cho thương hiệu định vị tốt hơn trên thị trường và trong lòng khách hàng, người tiêu dùng.

Đây là nội dung được các diễn giả nhấn mạnh tại phiên thảo luận với chủ đề Xây dựng thương hiệu gắn với “chuyển đổi kép” trong khuôn khổ tọa đàm.

Theo bà Ngô Phi Phụng, chuyên gia về chiến lược, Giám đốc Công ty tư vấn Metta Marketing, một trong những vấn đề cảm trở “chuyển đổi kép” chính là chi phí. Việc tốn kém nhiều chi phi cùng với rủi ro làm thương hiệu không đến nơi đến chốn sẽ tác động ngược đến thương hiệu và điều này sẽ được chính các khách hàng của nhìn doanh nhìn thấy, đánh giá.

“Do đó, khi tận dụng chuyển đối số và chuyển đổi xanh, để xây dựng thương hiệu vững mạnh, doanh nghiệp phải xây dựng được lòng tin cho khách hàng là tôi đang làm thật, có nghiên cứu tính khả thi và kiên trì với xu hướng này”, bà Phụng nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Rynan Technologies Vietnam và bà Ngô Phi Phụng, chuyên gia về chiến lược, Giám đốc Công ty tư vấn Metta Marketing tại phiên thảo luận đầu tiên của buổi tọa đàm Thương hiệu Vàng TPHCM năm 2023. Ảnh: Minh Anh

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Rynan Technologies Vietnam cho rằng muốn “chuyển đối kép”, doanh nghiệp phải xem đó là tương lai của mình, phải làm thật, đầu tư và tính toán kỹ lưỡng.

Còn theo bà Đỗ Bích Vân, Giám đốc phát triển khách hàng của Kantar Insight, để nhận diện một thương hiệu mạnh, trước hết thương hiệu đó phải đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng, đồng thời tạo nên sự khác biệt so với đối thủ và nổi bật trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

“Sức mạnh thương hiệu rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Việc xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ làm người tiêu dùng bớt đắn đo khi quyết định chi tiêu, bớt bị ảnh hưởng bởi sức hút của các đối thủ do khách hàng đã đặt niềm tin vào thương hiệu của mình, từ đó họ cũng sẵn sàng trả mức giá cao hơn khi sản phẩm tăng giá một chút cho nguyên liệu tăng cao hoặc chi phí vận chuyển tăng”, Giám đốc phát triển khách hàng của Kantar Insight chia sẻ tại phiên thảo luận với chủ đề Nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua sức mạnh thương hiệu cho doanh nghiệp.

Ông Danny Võ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và bà Đỗ Bích Vân, Giám đốc phát triển khách hàng của Kantar Insight chia sẻ tại phiên thảo luận thứ hai. Ảnh: Minh Anh

Trong khi đó, ông Danny Võ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho hay sức mạnh thương hiệu phải phát huy từ sức mạnh nội tại của doanh nghiệp và hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang có nhiều lợi thế từ yếu tố con người, thị trường rộng lớn và cả sự phát triển của kỹ thuật số, giúp cho việc tiếp cận khách hàng dễ dàng, nhanh chóng, ít tốn chi phí.

“Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược gắn liền với xây dựng văn hóa và niềm tin. Và dù lớn hay nhỏ, doanh nghiệp cũng có cơ hội đưa sản phẩm nước ngoài thông qua các kênh kỹ thuật số”, ông Danny Võ nhấn mạnh.

Buổi tọa đàm nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Thương hiệu vàng TPHCM 2023 với chủ đề “Đổi mới và bền vững” do UBND TPHCM chỉ đạo, Sở Công Thương phối hợp Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức thực hiện. Giải thưởng nhằm ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có nhiều nỗ lực, gặt hái thành quả trong hoạt động xây dựng thương hiệu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Minh Anh - Lê Vũ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khởi động Giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM lần 5 –...

0
(SGTT) - Ngày 25-6 tới đây, Ban tổ chức giải thưởng “Thương hiệu Vàng TPHCM” lần 5 – năm 2024 sẽ ra mắt Hội...

Vượt sóng gió, đón ‘Thương hiệu vàng’

0
(SGTT) - Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng...

Lửa thử Thương Hiệu Vàng, gian nan thử sức doanh nghiệp

0
(SGTT) – Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi khủng hoảng, mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những...

Thương Hiệu Vàng TPHCM 2023 vinh danh 32 doanh nghiệp tiên...

0
(SGTT) - Với chủ đề “Đổi mới và Bền vững”, giải thưởng Thương Hiệu Vàng 2023 đã có nhiều đổi mới nhằm bảo đảm...

‘Chuyển đổi kép’ gia tăng giá trị, sức mạnh thương hiệu...

0
(SGTT) - Xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, cần sự đầu tư và kiên trì thực hiện của cả tập thể...

Định hình chiến lược thương hiệu để đổi mới và phát...

0
(SGTT) - Áp lực định hình chiến lược mới ngày càng rõ rệt hơn đối với các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước,...

Kết nối