(SGTT) – Mới đây, các nhà khảo cổ học Israel vừa tìm thấy quả trứng gà còn nguyên vẹn sau hơn 1.000 năm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra quả trứng này trong một cuộc khai quật ở thị trấn Yavne, Israel.
Phát hiện quả trứng trong một cái hố chất thải
Một nhóm các nhà khảo cổ học từ Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) đã phát hiện ra 1 quả trứng gà 1.000 năm tuổi gần như nguyên vẹn trong một khu vực chứa chất thải con người ở Israel.
IAA đã đăng trên trang facebook chính thức của họ để chia sẻ tin tức và viết kèm theo đó: "Quả trứng gà còn nguyên vẹn có niên đại khoảng 1.000 năm trước đã được tiết lộ trong cuộc khai quật khảo cổ học ở Yavne. Trong khi khai quật một hầm ngầm cổ có từ thời Hồi giáo, các nhà khảo cổ của Cơ quan Cổ vật Israel ở Yavne đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy một quả trứng gà không bị vỡ".
Theo tuyên bố chính thức của IAA trên facebook, cuộc khai quật khảo cổ quy mô lớn này do Tiến sĩ Elie Haddad, Liat Nadav-Ziv và Tiến sĩ Jon Seligman chỉ đạo và là một phần trong dự án mở rộng đô thị của Cơ quan quản lý đất đai của Israel tại thành phố Yavne.
Một phát hiện cực kỳ hiếm
Phát biểu trước báo giới, Tiến sĩ Lee Perry Gal thuộc Cơ quan Cổ vật Israel và là chuyên gia hàng đầu về gia cầm trong thế giới cổ đại, nói rằng: "Các mảnh vỡ nhỏ vỏ trứng được biết đến từ các thời kỳ trước đó, ví dụ như ở Thành phố David, ở Caesarea và Apollonia, nhưng do vỏ trứng mỏng manh nên hầu như không có quả trứng gà nào được bảo quản nguyên vẹn. Ngay cả ở cấp độ toàn cầu, đây là một phát hiện cực kỳ hiếm”.
"Ngay cả ngày nay, trứng hiếm khi tồn tại lâu trong các hộp ở siêu thị. Thật kinh ngạc khi nghĩ rằng đây là một phát hiện 1.000 năm tuổi", nhà khảo cổ Alla Nagorsky, giám sát hiện trường tại địa điểm phát hiện cho biết.
Báo cáo cho biết thêm, mặc dù đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết trong khi di dời quả trứng, nó vẫn có một vài vết nứt; do đó, hầu hết chất bên trong đã bị lọt ra ngoài. Tuy nhiên, quả trứng cổ đại vẫn còn một số lòng đỏ, hiện đã được bảo quản để phục vụ cho việc phân tích ADN trong tương lai.
Tiến sĩ Lee Perry Gal thuộc Cơ quan Cổ vật Israel và là chuyên gia hàng đầu về gia cầm ở thế giới cổ đại cho biết: “Trong các cuộc khai quật khảo cổ, chúng tôi thỉnh thoảng tìm thấy những quả trứng đà điểu cổ đại, có lớp vỏ dày hơn giúp chúng được bảo quản nguyên vẹn”.
Nhà khảo cổ Alla Nagorsky của Cơ quan Cổ vật Israel, giám sát hiện trường tại địa điểm tìm thấy quả trứng cho biết: “Cách bảo quản độc đáo của quả trứng rõ ràng là do nó được đẻ ra trong nhiều thế kỷ, nằm gọn trong một cái bể chứa chất thải mềm của con người đã bảo quản nó”.
Chăn nuôi gia cầm đã du nhập vào Israel cách đây 2.300 năm trong thời kỳ Hy Lạp hóa và Sơ kỳ La Mã. Trong thời kỳ Hồi giáo, từ thế kỷ thứ 7 trở đi, tỷ lệ xương lợn tại các địa điểm trong khu vực đã giảm rõ rệt, phản ánh việc cấm ăn thịt lợn.
Tiến sĩ Perry Gal giải thích: “Các gia đình cần một chất thay thế protein sẵn sàng không cần làm lạnh và bảo quản, và họ đã tìm thấy chất này trong trứng và thịt gà”.
Mặc dù đã hết sức thận trọng khi lấy quả trứng ra, nhưng vỏ của quả trứng đã bị nứt. Hiện nay, nhà bảo tồn Ilan Naor đã khôi phục quả trứng về trạng thái mà nó được tìm thấy trong phòng thí nghiệm hữu cơ của Cơ quan Cổ vật Israel.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện thêm 3 con búp bê bằng xương điển hình của thời kỳ Hồi giáo được sử dụng làm đồ chơi cách đây khoảng 1.000 năm, tại cái hố phát hiện ra quả trứng.
Nguyễn Hưng
Theo hindustantimes