Chủ Nhật, Tháng năm 25, 2025

Phát hiện loài cá máu nóng

HOÀNG XUÂN PHƯƠNG -

Lần đầu tiên một loài có tên là cá mặt trăng (opah), tên khoa học Lampris guttatus, được xác định là loài cá máu nóng, trong khi tất cả các loài cá được biết đến cho đến nay là loài máu lạnh.

Thông tin được công bố trên tờ báo khoa học nổi tiếng Science, bởi Trung tâm Khoa học ngư nghiệp ở La Jolla (California), thuộc Cơ quan Khí tượng và Đại dương (NOAA) Hoa Kỳ.

Động vật máu lạnh hoạt động được nhờ sức nóng của môi trường chung quanh, nhưng loài cá mặt trăng này có thể tạo ra sức nóng để giữ cho thân nhiệt luôn cao hơn môi trường, kể cả khi nó lặn sâu đến 396 m dưới vùng ôn đới.

Cá mặt trăng là loài cá đầu tiên có máu nóng được phát hiện.
Cá mặt trăng là loài cá đầu tiên có máu nóng được phát hiện.

“Thân nhiệt cao thúc đẩy các tiến trình vật lý trong cơ thể”, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nhà sinh vật học Nicholas Wegner tại NOAA cho biết.

Theo Wegner, các cơ bắp co rút nhanh hơn, mắt linh hoạt hơn, và hệ thần kinh dẫn truyền tốt hơn. Kết quả là loài cá mặt trăng này bơi nhanh hơn, nhìn rõ hơn, và phản xạ kịp thời hơn.

Cá mặt trăng có thân hơi dẹp, hình tròn như hình mặt trăng, phủ đầy lớp vảy nhỏ trắng lấp lánh và những chiếc vây màu nâu đỏ. Những con trưởng thành có chiều dài lên đến 1,8 m. Loài cá này đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới. Chúng không đi thành đàn, và dành nhiều thời gian hoạt động ở các mực nước sâu từ 50 đến 400 m.

Khác với các loài cá săn mồi nơi vùng nước sâu như cá ngừ hay cáp mập phải thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước để lấy lại hơi ấm, loài cá mặt trăng có thể hoạt động liên tục giữa vùng nước lạnh mà các cơ quan chức năng không bị chậm lại. Điều làm cho các nhà khoa học ngạc nhiên là các con vật này luôn giữ sức nóng cơ thể cao hơn 5oC so với môi trường chung quanh, kể cả khi chúng lặn xuống vùng nước sâu lạnh giá trong nhiều ngày hay nhiều giờ. Phần lớn sức nóng được tạo ra từ nhịp đập đều đặn của những vây ngực. Các nhà nghiên cứu nhận ra các cơ màu đỏ đậm tại đó làm việc theo một nhịp điệu aerobic, và con vật di chuyển về phía trước theo lối đập vây như chim đập cánh chứ không phải nhờ uốn éo thân mình như những con cá khác. Việc phát hiện có một loài cá máu nóng là điều kỳ diệu và hiện các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu hệ tuần hoàn máu của chúng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn thử vị bún xào giá chỉ 20.000...

0
(SGTT) – Chọn mức giá bình dân, quầy ăn bún thịt xào dưới chân cầu Rạch Ông, quận 8 là điểm đến quen thuộc...

TPHCM khởi công thêm 8 dự án nhà ở xã hội...

0
(SGTT) - Trong năm 2025, TPHCM dự kiến hoàn thành 4 dự án và khởi công thêm 8 dự án nhà ở xã hội,...

Giá vàng miếng tăng lên 121 triệu đồng/lượng

0
(SGTT) - Sáng nay (24-5), giá vàng miếng SJC tại một số nơi tăng vọt trên 121 triệu đồng một lượng. Giá vàng tiếp...

Thổi hồn cho mảnh vải vụn từ đôi tay người khuyết...

0
(SGTT) - Ở Đà Nẵng, có một xưởng nhỏ nơi những mảnh vải bỏ đi được chắp vá bằng đôi tay những phụ nữ...

BenThanh Tourist và STB tổ chức workshop giới thiệu du lịch...

0
(SGTT) -  Sáng nay (24-5), BenThanh Tourist đã phối hợp với Tổng cục Du lịch Singapore (STB) tổ chức workshop với chủ đề “Made...

Lễ quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

0
(SGTT) - Sáng nay (24-5), lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã được tổ chức theo nghi thức quốc tang tại...

Kết nối