Sau khảo sát dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS II), Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố thực trạng dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em Việt, trong đó, phát hiện không ít mối quan ngại về bữa sáng. Từ thực tiễn này, các chuyên gia lần đầu tiên chia sẻ câu chuyện 5 hiện trạng bữa sáng đang diễn ra và khuyến khích cha mẹ thay đổi thói quen để xây nền tảng dinh dưỡng vững vàng hơn cho con trẻ.
- Sân chơi cho trẻ em TPHCM: Nhiều mà vẫn thiếu
- Cà phê kết hợp khu vui chơi trẻ em: tiềm năng lớn nhưng thách thức không nhỏ
- Các công ty sữa và tã trẻ em ở Trung Quốc nhắm đến người lớn
Ở góc độ khoa học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khẳng định sau một đêm nhịn ăn, cơ thể và não bộ trẻ cần gấp rút bổ sung năng lượng lẫn dinh dưỡng để phát triển và học tập hiệu quả. Theo SEANUTS II, hơn 90% trẻ được ăn sáng nhưng đến 50% không đáp ứng nhu cầu vi chất dinh dưỡng cần thiết. Hệ lụy ngay trước mắt là trẻ uể oải tới trường, kém tập trung học tập.
Giới chuyên gia gọi protein là "chất sinh trưởng", "chất kiến tạo cơ thể", cấu thành nên mọi tế bào và chiếm đến 18% thể trọng con người. Vitamin và khoáng chất cũng chiếm vai trò quan trọng giúp sửa chữa tế bào, củng cố xương, tăng miễn dịch... Nhưng soi chiếu từng bữa ăn, chuyên gia phát hiện có tới 50% trẻ thiếu 8 vi chất thiết yếu và 20% trẻ không đáp ứng nhu cầu protein khuyến nghị.
Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, TS Nguyễn Thu Hà, Khoa Vi chất Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay bữa sáng đủ chất mang tới 4 lợi ích lớn: năng lượng khởi động tâm thái vui vẻ và hạnh phúc, dinh dưỡng cho não bộ học tập tốt hơn, thể chất khỏe mạnh và sức đề kháng lâu dài. Song thực tế, nhiều trẻ không được hưởng trọn vẹn 4 lợi ích này. Lý do chủ yếu đến từ thói quen chuộng món sáng nhiều tinh bột của mẹ, cũng như khả năng ăn kém của trẻ kén ăn.
Để ngăn thực trạng trên, Viện Dinh dưỡng Quốc gia gợi ý mẹ khéo hài hòa khẩu phần đủ chất với quỹ thời gian eo hẹp mỗi sáng. Mẹ có thể chuẩn bị món đơn giản, nhưng cho trẻ ăn uống đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ 4 nhóm chất, đặc biệt là protein (thịt, cá, trứng, sữa…). Trẻ có nhu cầu protein cao gấp đôi người lớn để xây tế bào, cơ xương, não bộ, miễn dịch... trong giai đoạn phát triển nhanh nhất cuộc đời.
Theo TTXVN
Nhã Lý