Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Phân kém chất lượng mới đáng lo

Hồng Ngọc -

Có thể các nhà sản xuất phân DAP trong nước hưởng lợi ít nhiều từ biện pháp áp thuế tự vệ của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 19-8, nhưng với nông dân và nền nông nghiệp, phân DAP kém chất lượng nhập khẩu, thậm chí là phân giả trên thị trường lại là một câu chuyện khác.

Ngày 4-8, Bộ trưởng Công Thương đã ký quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân DAP và MAP nhập khẩu với mức thuế tự vệ là 1.855.790 đồng/tấn tính từ ngày 19-8 và kéo dài không quá 200 ngày sau khi Bộ Công Thương kết thúc điều tra. Thuế tự vệ được hiểu đơn giản là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Trên thị trường, phân bón MAP (monoammonium phosphate) ít phổ biến mà chủ yếu là DAP (diammonium phosphate) dạng hạt. DAP được dùng bón lót, bón thúc cho cây trồng trên các loại chân đất khác nhau hoặc dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón NPK.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, trước năm 2010 trong nước không có sản xuất phân DAP nên nông dân mua phân DAP từ nguồn nhập khẩu với nhu cầu chừng 300.000 tấn/năm, chủ yếu ở vùng ĐBSCL. Dần dà nhờ hiệu quả của DAP trong trồng lúa mà thị trường phân này mở rộng ra cả nước và tăng vọt lên trên dưới 1 triệu tấn mỗi năm, trong đó đến 80% là nhập từ Trung Quốc, theo báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Kể từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu sản xuất phân DAP, mỗi năm đưa ra thị trường 100.000-200.000 tấn, và cuộc cạnh tranh DAP trong và ngoài nước bắt đầu.

Điều đáng nói là trên thị trường có không ít loại phân DAP nhập khẩu có giá rẻ đến bất ngờ, rẻ hơn 100.000-200.000 đồng/bao 50 kg so với phân cùng loại, nên dễ thu hút người nông dân với tập quán mua phân bón trước, trả tiền sau khi thu hoạch nông sản, luôn trong tư thế ít có quyền lựa chọn loại phân. Các nhà quản lý ngành nông nghiệp thường than phiền tình trạng phân DAP nhập khẩu từ Trung Quốc mà “kiểm tra ở đâu cũng thấy kém chất lượng như đăng ký trên bao bì, chứng từ” như lời một nhà quản lý nói trên báo gần đây.

Vừa qua, đội quản lý thị trường một địa phương ở ĐBSCL sau khi lấy mẫu toàn bộ phân DAP của các cửa hàng, đại lý trên địa bàn gửi đến cơ quan chuyên môn kiểm tra thì phát hiện gần như DAP nhập khẩu mà có giá rẻ đều là kém chất lượng. Trên các phương tiện truyền thông, chuyện phát hiện DAP kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xảy ra khá thường xuyên.

Lâu nay, phần lớn DAP kém chất lượng tiêu thụ chủ yếu ở vùng xa, sâu, ở các cửa hàng nhỏ, không đăng ký kinh doanh, buôn bán dựa vào mối quan hệ thân quen trong thôn ấp, gần như nằm ngoài tầm kiểm soát chất lượng sản phẩm của các cơ quan chức năng. Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp liên tục lập đoàn kiểm tra chất lượng phân bón, trong đó có DAP, nhưng dường như phân bón nhập khẩu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng là câu chuyện dài, khó hơn rất nhiều so với biện pháp áp thuế tự vệ để bảo vệ các nhà sản xuất phân trong nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn

0
(SGTT) - Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả...

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Hoàn thành “đại trùng tu” di tích Điện Thái Hòa –...

0
Trải qua hơn 3 năm “đại trùng tu”, Điện Thái Hòa - nơi Hoàng đế ngự ngai vàng - đã được hoàn thiện, sẵn...

Bừng sáng đêm giao lưu nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc...

0
Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật mang tên “Hòa vọng khúc ca” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế...

Lợi ích của nước muối đối với làn da

0
(SGTT) - Nước muối không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà còn mang đến nhiều lợi ích...

Rét đậm ở Bắc bộ từ 26-11, vùng núi có nơi...

0
(SGTT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm mai (26-11), ở Bắc bộ và bắc Trung bộ,...

Kết nối