Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Ở nhà mùa dịch: Những “kiếp mưu sinh” và tình người ấm lòng mùa dịch

(SGTT) - Đại dịch Covid-19 như một phép thử khiến chúng ta phải quan tâm, nâng cao cảnh giác và xem trọng sức khỏe hơn bao giờ hết. Khi dịch bệnh bùng phát, chúng ta đã vô cùng rối ren, ngỡ ngàng và đầy hoang mang với những yếu tố bất ngờ chưa từng có.

Lệnh giãn cách liên tục kéo dài hàng tuần, hàng tháng đã làm một thành phố thương mại náo nhiệt như Sài Gòn phải chịu cảnh “thinh lặng”. Việc duy trì lệnh giãn cách và tạm dừng các hoạt động không thiết yếu, các ngành nghề không quan trọng đã vô tình phơi bày ra một mảng tối vốn luôn tồn tại và hiện hữu không riêng gì Sài Gòn mà còn xuất hiện ở nhiều đô thị khác trên thế giới, đó là sự chênh lệch giàu nghèo.

Đường phố ngày đầu thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16. Ảnh: Khuê Việt Trường

Với việc áp dụng chỉ thị 15, rồi chỉ thị 16, 12, hay 16 +...của chính phủ, có những gia đình giãn cách cả tháng hay cả năm vẫn không sao. Nhưng có những gia đình chỉ một tháng, một tuần hay dăm ba bữa không có việc làm là đã đói. Có rất nhiều người họ sinh sống bằng nghề buôn bán vừa và nhỏ, thậm chí có những cô những chú làm nghề tự do, mỗi ngày chỉ kiếm vài chục, cao lắm thì 200 – 300 ngàn đồng.

Còn có những gia đình nhà đến 5 -6 “miệng ăn”, có những người phải rời quê hương lên Sài Gòn lập nghiệp, hòng kiếm thêm chút thu nhập gửi về quê nuôi mẹ già, con nhỏ. Họ là những người lao động nghèo, làm hôm nào vừa đủ ăn hôm đó, có hôm còn phải nhịn huống chi có thời gian nghĩ đến việc tích góp từng đồng. Và trong tình cảnh như hiện nay, cuộc sống của họ thực sự là một vấn đề lớn.

Các tài xế công nghệ bận rộn giao hàng theo đơn của khách. Ảnh: Minh Hoàng

Những ngày này, thử hỏi ai không sợ bệnh, ai không sợ chết, ai không hoang mang, lo lắng, ai mà chẳng muốn trốn sâu, nấp kỹ, nép mình trong nhà cho an toàn. Nhưng chỉ vì miếng cơm manh áo, người ta phải lăn lộn, bươn chải mà thôi. Nhưng cũng chỉ vì miếng cơm, mà một chú giao hàng, một cô nhặt ve chai, một bác bán vé số... họ bị xem như tội phạm, rồi bị nhiều người chỉ trích, lên án là thiếu ý thức, không có trách nhiệm với cộng đồng.

Nhiều người vốn sinh ra trong nhung lụa, hay có chút “hư danh” đâu biết được cảnh người nghèo họ kiếm ăn từng bữa cực nhọc đến thế nào. Thử hỏi, nếu đủ ăn thì người ta còn phải lang thang ngoài đường trong lúc này để làm gì? Nếu không khốn khó họ cần gì phải đi xin từng miếng ăn, cái để mặc? Nếu đủ sống thì họ cần gì chờ đợi từng phần quà cứu trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm?

Song, nói về mặt bi quan không hẳn là tốt! Tính từ khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam đến tận bây giờ, chắc không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác cũng có cùng quan điểm, đó là ý thức chấp hành, tuân thủ theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước của người dân Việt Nam luôn rất tốt. Chưa kể, tình người giữa mùa dịch nở rộng như hoa vàng đã góp phần tô thêm màu sắc mới trong biển người giữa đại dịch.

Tình người trong mùa dịch. Nguồn ảnh: internet

Bên cạnh đó, tinh thần kiên quyết, đoàn kết, cùng truyền thống lá lành đùm lá rách của người dân TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đã giúp cho rất nhiều người đang phải chịu cảnh cách ly, hay có hoàn cảnh khó khăn có thêm miếng ăn, thêm nghĩa tình và phần nào giúp họ có thêm niềm tin rằng “Sài Gòn và cả nước sẽ vượt qua dịch bệnh”.

Doanh nhân thuộc CLB DN 2030 đem hàng hóa đến điểm tập kết phát cho bà con ở quận 1 sáng 21-7. Ảnh: Minh Hoàng

Mặc khác, theo quan điểm của tôi khi dịch bệnh đến, phải thừa nhận rằng Sài Gòn còn yếu về một số mặt nào đó, vì vậy mới dẫn đến tình trạng mỗi ngày có tới vài ngàn ca mắc mới như hiện nay. Vậy nên, tôi đồng quan điểm khi thành phố đã nâng cao cảnh giác, áp dụng những giải pháp mạnh tay và triệt để hơn nữa, kết hợp với chiến dịch vắc-xin cho toàn bộ người dân để không sa lầy vào một cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn diện.

Chúng ta đừng để dịch bệnh trở thành “Bức tường xấu hổ” chia cắt con người như ở một số nước trên thế giới, chẳng hạn như: Peru, Mexico, Ấn Độ, Brazil...! Nếu để “bức tường” phân hóa ấy dựng nên sẽ càng làm sâu sắc hơn tình trạng giàu nghèo, nhấn chìm cuộc sống của nhiều người vốn hàng ngày đã đầy cơ cực, khốn khó.

Khi cuộc sống bị dồn vào chân tường thì con người ta sẽ không còn nghĩ được đến những việc như tuân thủ, ý thức hay trách nhiệm mà chỉ còn hai từ mưu sinh. Vì vậy, tôi tin rằng nếu chúng ta cùng nhau đoàn kết, sẻ chia và tin tưởng, ắc hẳn không gian khó nào chúng ta không thể vượt qua! Cùng nhau chúng ta làm nên tất cả!

Lê Thanh Lượng

Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” được phát động vào ngày 2-6-2021. Với vai trò là cầu nối, Kinh tế Sài Gòn tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chương trình sẽ nhận hiện kim, vật phẩm từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và sau đó sẽ trao tặng lại cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Xem chi tiết tại đây.

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Nhiều địa phương vẫn cách ly người đến từ TPHCM

0
(SGTT) - Lai Châu, Bình Định là những địa phương vẫn áp dụng biện pháp cách ly, theo dõi y tế đối với người...

Kết nối