Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Ở nhà mùa dịch: Loạt “đầu bếp tại gia” trổ tài nấu nướng

(SGTT) - Tận dụng thời gian ở nhà trong thời điểm dịch Covid-19, nhiều người đã xông xáo lăn vào bếp để trổ tài nấu nướng, chế biến những món ngon bổ dưỡng cho gia đình. Không chỉ những người vợ đảm đang vào bếp, các anh chồng cũng xung phong trở thành “bếp trưởng” trong những bữa ăn gia đình mùa dịch.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số quận, huyện tại TPHCM đang trong tình trạng phong tỏa để ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus. Người dân phải ở yên trong nhà, thực hiện giãn cách xã hội, tuân thủ quy định của chính phủ. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đủ mọi cách để giết thời gian khi mọi hoạt động bên ngoài đều bị đình trệ. Trong số đó, nấu ăn là biện pháp được lựa chọn nhiều hơn cả.

Một số người dùng mạng xã hội cho biết họ tận dụng thời gian rảnh ở nhà để trổ tài làm những món ăn họ chưa từng làm hoặc bắt nhịp theo xu hướng, thực hiện các món ăn đang thịnh hành trong mùa dịch.

Bữa cơm gia đình mùa dịch Covid-19 đong đầy yêu thương

Chị Đào Bích Châu, ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM vẫn giữ tinh thần lạc quan những ngày này và cố gắng chăm chút cho bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng trong gia đình. Trên một hội nhóm chuyên về nấu ăn trên mạng xã hội facebook, chị viết "Sau một đêm ngon giấc, thức dậy bỗng thấy những sợi dây giăng thì cũng đừng hốt hoảng nhé cả nhà. Bởi mùa dịch này là thứ 2 rồi, hãy bình tĩnh và suy nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất".

Bài chia sẻ của chị Châu trên một nhóm nấu ăn. Nguồn ảnh: group Ăn ngon nấu khéo

Hiện tại, việc giãn cách xã hội giúp chị có nhiều thời gian ở nhà hơn và chị đã chăm chút từng bữa cơm đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng chống dịch bệnh Covid-19. Đối với chị Châu, mỗi bữa cơm gia đình thực sự rất quan trọng. Đó biểu tượng của sự gắn kết, yêu thương và sum họp.

Hai nhóc tì cùng phụ chị Châu chuẩn bị bữa cơm. Ảnh: NVCC

Hơn nữa, chị còn có dàn “phụ bếp” đặc biệt đó là hai con và chồng, mỗi người đều có một việc riêng giúp chị hoàn thiện bữa ăn chu toàn nhất. Từ đó mọi người xích lại gần nhau hơn. Chị chia sẻ một bức hình chụp bữa cơm gia đình mình với những món ăn giản dị, chỉ nhiêu đây thôi cũng khiến gia đình chị cảm thấy hạnh phúc.

Một trường hợp khác là chị Thùy, sống tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Chị cho biết những ngày giãn cách xã hội có thể ở bên con nhiều hơn, cùng chơi đùa và luyện tập thể thao để tăng sức đề kháng cũng là một cách hay chống dịch bệnh Covid-19.

Bài viết của chị Thùy trên một group nấu ăn. Ảnh: group ăn ngon nấu khéo
Chị Thùy cùng con luyện tập thể thao tại nhà. Ảnh: NVCC

Đồng thời, chị có thể chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình và con cái kỹ lưỡng hơn. Đây là cơ hội để chị ở bên, yêu thương và gắn kết gia đình mình.

Các bé phụ giúp việc nhà cùng chị Thùy. Ảnh: NVCC

Đôi khi các ông chồng vào bếp lại xuất sắc hơn cả vợ

Đừng nghĩ chỉ có phụ nữ mới thông thạo việc bếp núc, các cánh mày râu đặc biệt là những "ông chồng quốc dân" cũng không ngần ngại trổ tài nấu nướng trong dịp này.

Cụ thể, người dùng facebook có tên Nguyễn Sơn đã đăng tải mâm cơm do chính tay mình nấu khiến các chị em phụ nữ đều ngỡ ngàng, ai nấy cũng tấm tắc khen ngợi tài nấu ăn của anh.

Mâm cơm đơn giản do chính tay anh Sơn chuẩn bị. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, bài chia sẻ của anh Sơn đã nhận được rất nhiều sự đồng tình từ cộng đồng mạng. Theo đó, anh viết một vài cảm nhận của bản thân khi vào bếp như sau:

“Khi đảm nhận việc ăn uống và chăm sóc nhà cửa do công việc của mình bị ảnh hưởng vì dịch Covid, mình thật sự thấy phục các mẹ, các chị và các em làm nội trợ. Công việc của họ không nặng nhưng loay hoay hết việc này việc kia từ sang đến tối. Và đặc biệt thực sự kính nể các mẹ, các chị em vừa đi làm, vừa kiêm thêm việc nội trợ sau khi tan sở hoặc vào các ngày cuối tuần 1 cách chỉnh chu, hoàn hảo. Những người đó là những siêu nhân, không phải người thường nữa”

Bài viết cảm động của anh Sơn đăng tải trên một group nấu ăn. Ảnh: group ăn ngon nấu khéo

Qua bài viết, anh Sơn bày tỏ sự trân trọng của mình đối với sự hy sinh của những người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời, anh kêu gọi các đấng mày râu phải biết cảm thông, chia sẻ việc nhà, yêu thương người phụ nữ nhiều hơn.

Nhiều người nói vui rằng nhờ dịch Covid-19 nên các ông chồng được “phổ cập” khóa nữ công gia chánh và xem việc nấu nướng không phải là nghĩa vụ riêng của vợ, mà là niềm vui, trước là tự phục vụ cho bản thân, sau là cho các thành viên trong gia đình.

Có lẽ, dịch bệnh làm đảo lộn cuộc sống thường nhật, ảnh hưởng về mọi mặt đời sống xã hội. Song, nhìn nhận ở góc độ khác, thời điểm này cũng là lúc để mọi người hướng về giá trị gia đình, gắn kết tình cảm, yêu thương nhau thông qua các bữa ăn hàng ngày và sinh hoạt cùng nhau. Từ đó, các bậc phụ huynh chia sẻ những giá trị đạo đức, trao truyền lối sống văn hóa tốt đẹp, giáo dục con trẻ nên người.

SGTT phát động chương trình "Ở nhà vui lắm nha"
"Ở nhà vui lắm nha" sẽ là sân chơi thú vị, xua tan mọi nhàm chán khi ở nhà mùa dịch. Chương trình được thực hiện trên trang fanpage của Sài Gòn Tiếp Thị và các hội nhóm thuộc trang này. Chương trình không chỉ là sân chơi cho mọi người mà còn mong muốn lan tỏa tinh thần lạc quan chống dịch trong giai đoạn dịch bệnh đang phát tán rộng khắp cả nước, trong đó có TPHCM.
Người tham gia chỉ cần chia sẻ bài viết, hình ảnh, video ý nghĩa, vui nhộn, hài hước của mình trong những ngày ở nhà chống dịch lên fanpage SGTT, lên các nhóm thuộc Sài Gòn Tiếp Thị, hoặc đơn giản chỉ là inbox cho SGTT. Bài viết nhận được nhiều lượt thích nhất trên fanpage mỗi tuần sẽ được nhận món quà lưu niệm nhỏ tử SGTT. Xem thêm tại đây.

Hiệp Trần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Nhiều địa phương vẫn cách ly người đến từ TPHCM

0
(SGTT) - Lai Châu, Bình Định là những địa phương vẫn áp dụng biện pháp cách ly, theo dõi y tế đối với người...

Kết nối