Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024

“Nước đã đến chân” người chăn nuôi

THÙY DUNG -

Bao nhiêu năm qua, ngành chăn nuôi vẫn được sự bao bọc bởi hàng rào thuế quan và sức tiêu thụ từ thị trường nội địa hàng chục triệu dân. Nhưng đến năm 2018, mọi rào cản sẽ bị dỡ bỏ, liệu ngành chăn nuôi có đủ thời gian để thay đổi và chống chọi với hàng nhập khẩu?

Nhiều cái yếu

Trong một hội thảo của ngành chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại Hà Nội tuần rồi, nhiều chuyên gia trong ngành đã chỉ ra những tồn tại mang tính bất cập khiến ngành này gặp khó khăn. Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, đơn cử một trong những hạn chế của ngành chăn nuôi là việc đầu tư manh mún, nhỏ lẻ. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2014, tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1,01% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó, số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỉ đồng chiếm đến 55%.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang được dự báo là gặp sự cạnh tranh rất lớn trong vài năm tới, ngay trên sân nhà. Ảnh: Quang Minh
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang được dự báo là gặp sự cạnh tranh rất lớn trong vài năm tới, ngay trên sân nhà. Ảnh: Quang Minh

Như vậy, theo ông Lịch, với số vốn trung bình là 5 tỉ đồng (tương đương 25.000 đô la Mỹ) thì làm sao doanh nghiệp có thể là đầu tàu, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất bài bản, có những dự án lên tới hàng trăm triệu đô la Mỹ cho công suất 700 tấn thức ăn chăn nuôi/năm. Vốn đầu tư nhỏ, doanh nghiệp trong nước lại phải vay lãi suất cao, trung bình 11-12%/năm. Cũng có những doanh nghiệp vay được lãi suất ưu đãi 5% nhưng số đó không nhiều. “Như vậy là các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ chỉ vay ở mức 5% tại Trung Quốc, 3% tại Thái Lan, và chỉ có 0,5% tại Mỹ”, ông Lịch nhận xét.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, cho rằng bên cạnh những khó khăn về cơ chế chính sách thì thủ tục hành chính trong nông nghiệp vẫn còn phiền hà. Song song đó, trình độ khoa học công nghệ, nghiên cứu chọn tạo giống của ngành chăn nuôi vẫn còn kém xa các nước. Ví dụ, năng suất giống heo của Việt Nam chỉ bằng 2/3 của Đan Mạch, về giống gà bằng 70% của Thái Lan, còn giống bò chỉ bằng 50% của Úc. “Năng suất thấp dẫn tới giá thành chăn nuôi trong nước cao, khả năng cạnh tranh kém”, ông Sơn phân tích.

Thời gian không còn nhiều

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, mặc dù trong những năm qua ngành chăn nuôi trong nước đã có sự tiến bộ nhất định nhưng vẫn chỉ quẩn quanh và được “bao bọc” bởi thị trường 90 triệu dân trong nước. Những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu tiêu thụ thịt tăng nhưng khi ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ nhỉnh hơn một chút là xuất hiện dư thừa, biểu hiện là giá sản phẩm xuống thê thảm.

Ông Phát nhận định, cái chính là ngành chăn nuôi vẫn bế tắc trong xuất khẩu. Tất cả các ngành còn lại trong nông nghiệp như trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp là những ngành có lợi thế nên cứ làm dư là lập tức xuất khẩu, ví dụ như 1/3 lúa gạo, 90% cà phê, 95% hồ tiêu, 80% cao su sản xuất trong nước để xuất khẩu. Vấn đề mà lãnh đạo ngành nông nghiệp đặt ra với ngành chăn nuôi là phải thay đổi để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với thịt nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa.

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, trước đây ngành chăn nuôi vẫn được bảo hộ bằng các hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật, nhưng đến năm 2018 tất cả thuế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ về 0% khi một loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết. Khi đó, sản phẩm chăn nuôi muốn bán được trong nước thì giá phải bằng hàng nhập khẩu cộng với chi phí lưu thông. Còn nếu muốn xuất khẩu, giá sản phẩm chăn nuôi phải thấp hơn mức đó.

Để tháo những nút thắt trên, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, không còn cách nào khác là phải tăng năng suất bằng cách tạo đột phá về giống. Những loại nào người chăn nuôi trong nước không thể sản xuất thì phải đi tắt đón đầu, nhập nguồn gen vượt trội để chăn nuôi theo quy mô công nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, mặc dù lâu nay ngành chăn nuôi đã tiếp cận công nghệ chăn nuôi hiện đại nhưng vận hành quy trình đó còn nhiều vấn đề. Nông dân chăn nuôi, kể cả các trang trại lớn vẫn theo kinh nghiệm là chính nên không cải tiến được năng suất. “Nếu chỉ chờ vào mấy ông nông dân nhỏ lẻ thì không thể được, mà cái chính là lôi kéo các doanh nghiệp lớn để sản xuất theo xu hướng thị trường và để thị trường quyết định”, ông Sơn nói.

Một điều được ông Sơn đặc biệt nhấn mạnh đó là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, vẫn còn tình trạng người dân lén lút sử dụng chất cấm, kháng sinh, tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi. Theo ông Sơn, nếu điều này không được giải quyết tận gốc thì đừng nói tới chuyện xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước cũng sẽ gặp khó khăn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngành du lịch nỗ lực để thu hút dòng du khách...

0
(SGTT) - Chiếm gần 1/4 dân số thế giới, cộng đồng người theo đạo Hồi là đối tượng khách du lịch đặc biệt và...

Dự báo Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới vào...

0
(SGTT) - Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và 2,5 triệu...

Tặng hơn 5.000 vé di chuyển về quê đón Tết cho...

0
(SGTT) - Hơn 5.000 vé máy bay, vé xe ô tô sẽ được dành tặng cho sinh viên, thanh niên công nhân và người...

Gợi ý 10 điểm đón Giáng sinh lý tưởng ở châu...

0
(SGTT) – Tạp chí Time Out vừa đưa ra gợi ý 10 điểm đón Giáng sinh lý tưởng ở châu Âu trong năm nay....

Dạo quanh Chợ Lớn, nhớ thử vị bánh cuốn bách hoa...

0
(SGTT) - Mở bán hơn 40 năm qua, thương hiệu bánh cuốn Soái Kình Lâm trong khu Chợ Lớn gây ấn tượng cho thực...

Bức tranh cuối mùa Thu tại Budapest

0
(SGTT) - Cuối Thu, thành phố Budapest - thủ đô của Hungary, khoác lên mình sắc lá vàng rực rỡ, làm nổi bật vẻ...

Kết nối