Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024

“Núi đôi” phẫu thuật chưa đẹp đã sợ rủi ro

(SGTT) - Mới đây một phụ nữ tử vong sau khi làm đẹp "núi đôi" (vùng ngực) khiến nhiều chị em phải đắn đo, cân nhắc khi chuẩn bị làm phẫu thuật thẩm mỹ vòng một hay chuẩn bị can thiệp dao kéo trên cơ thể.

Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân, 32 tuổi, ngụ TPHCM gặp biến chứng sau khi tiêm filler vùng ngực.

Cần lựa chọn túi ngực phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Cách đây một năm, người phụ nữ này có tiêm filler làm đầy ngực. Tuy nhiên, sau một thời gian vùng ngực không còn như ý nên chị đi tiêm filler nâng ngực tiếp tại một spa. Ngày 26-2, chị cảm thấy mệt, khó thở nên đến khám tại Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM).

Bệnh nhân tiếp tục chụp CT nhưng kết quả không ghi nhận tắc động mạch phổi hay não. Bệnh nhân tử vong vào ngày 28-2 với chẩn đoán sốc mất máu do chảy máu trong phổi.

Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ ngực là một khái niệm quá quen thuộc với nhiều người. Phẫu thuật vì mục đích tăng vẻ đẹp thẩm mỹ như nâng kích cỡ vòng một, độn ngực sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú (trong điều trị ung thư vú) nhưng khi quyết định phẫu thuật, điều quan trọng lại là vấn đề sức khỏe vì cũng đi kèm với nhiều rủi ro.

Những yếu tố cần cân nhắc trước khi phẫu thuật ngực

Theo công bố từ cổng thông tin của Bộ Y tế, nếu đang nghĩ đến việc nâng ngực hoặc tái tạo ngực, điều quan trọng là người cần phẫu thuật phải hiểu ý nghĩa của việc cần làm.

Đặt túi ngực sẽ không ngăn được sự thay đổi tự nhiên của đôi gò bồng đào. Ngoài ra, túi độn ngực không được bảo đảm để kéo dài suốt đời. Bằng chứng là nó có thể bị vỡ, rò rỉ. Có đến 20% trường hợp phải đặt lại túi ngực trong vòng 8 - 10 năm.

Ngoài ra, “núi đôi” sau phẫu thuật sẽ tiếp tục thay đổi với thời gian cùng một số yếu tố, chẳng hạn như tăng cân hoặc giảm cân. Bất kỳ vấn đề nào trong số này cũng có thể dẫn đến phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa túi ngực đã đặt.

Chụp Xquang tuyến vú có thể phức tạp hơn, nếu bạn có đặt túi nâng ngực khi chụp Xquang tuyến vú sẽ cần lưu ý với bác sĩ chuyên khoa.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo nên kiểm tra tình trạng túi ngực silicon với chụp MRI thường xuyên cứ 2 năm/lần, bắt đầu từ năm thứ 3 sau khi phẫu thuật.

Một số phụ nữ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường sau khi đặt túi ngực, trong khi một số khác lại bị ảnh hưởng và không thể cho con bú.

Mọi người có thể cần phẫu thuật bổ sung sau khi đặt túi ngực để giúp đôi gò bồng đảo của đạt độ thẩm mỹ như mong muốn.

 Biến chứng sau phẫu thuật ngực

Cũng theo cổng thông tin từ Bộ Y tế, các loại biến chứng muộn sau phẫu thuật một thời gian thường là các vấn đề về phương diện thẩm mỹ. Biến chứng ngực không đều (cao thấp, to nhỏ) thấy sớm sau mổ thường là do phẫu thuật và cũng thường chỉ bộc lộ sau vài tuần đến vài tháng khi đã hết sưng nề.

Co thắt bao xơ là biến chứng muộn hơn có tỷ lệ 3 - 5,5% và thường xuất hiện sau sáu tháng đến một năm do nhiều nguyên nhân như do loại túi ngực, do cuộc phẫu thuật hoặc do cơ địa bệnh nhân phối hợp gây ra.

Biến chứng co thắt bao xơ không nguy hiểm mà chỉ gây đau và làm ngực cứng, xấu, méo mó, cần phải được can thiệp phá bỏ bao xơ hoặc lấy bỏ túi ngực. Các biến chứng khác như sẹo xấu (sẹo lồi, sẹo lộ liễu), túi gấp nếp (do đặt túi lớn hơn bao hoặc co bao), sờ thấy túi (do đặt túi nông hoặc teo mô quanh túi), vú có hai tầng do da thừa hơn túi và chảy xệ là những biến chứng không phải hiếm gặp, thường ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ và bệnh nhân không hài lòng.

Việc phẫu thuật lại để xử lý thường là cần thiết nhưng thường rất khó đạt kết quả như mong muốn. Các trường hợp co thắt bao xơ, teo mô vú, sờ thấy túi ngực thường rất khó khăn để đạt được kết quả làm hài lòng bệnh nhân.

Có những trường hợp phải mổ lại 2 - 3 lần, phải kết hợp thêm các biện pháp khác như cấy ghép mỡ, chất làm đầy. Thậm chí đã có trường hợp một phụ nữ nâng ngực năm 25 tuổi mà phải trải qua 5 lần mổ trong vòng 7 năm với 4 bác sĩ khác nhau mới có được kết quả tạm yên lòng năm cô 32 tuổi. Rất may là các biến chứng loại này cũng rất ít gặp. Các lỗi khác như đặt túi quá to hoặc quá nhỏ, đặt túi sai vị trí tự nhiên... có thể do tính toán sai của bác sĩ phẫu thuật hoặc do ý muốn không hợp lý của bệnh nhân về kích cỡ ngực cũng gây những kết quả thiếu thẩm mỹ và cần phải can thiệp lại để xử lý nhằm đạt kết quả thẩm mỹ mong muốn.

Theo bác sĩ Mai Thụy Vy, Bệnh viện Thẩm mỹ Ngọc Phú, quận 8, TPHCM, trước khi nâng ngực, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe, kê khai tiền sử bệnh án của bản thân như bệnh lý hay dị ứng thuốc, thức ăn,… để bác sĩ nắm rõ và chỉ định có nên hay không tiếp tục nâng ngực hoặc có hướng xử lý phù hợp trước khi nâng ngực để đảm bảo an toàn.

Trong nâng ngực các bác sĩ sẽ gây mê vô cảm. Đây là bước quan trọng và bắt buộc giúp bạn không có cảm giác gì trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật. Nhờ thế cũng hạn chế cảm giác sợ đau hay lo lắng của các chị em.

Dung Trần tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bản tin 360 độ sống khoẻ: Phẫu thuật căng da mặt,...

0
(SGTT) - Mục đích chính của phẫu thuật căng da mặt là lấy đi da thừa, làm mờ các nếp nhăn. Việc kéo căng...

TPHCM công khai chất lượng phòng khám thẩm mỹ để người...

0
Ngày 23–8, thông tin từ Sở Y tế TPHCM, trong khi chờ Bộ Y tế ban hành tiêu chí chất lượng dành riêng cho...

Liên tiếp sai phạm, thẩm mỹ viện Pasteur bị đình chỉ...

0
(SGTT) - Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã xử phạt Thẩm mỹ viện Pasteur (tại địa chỉ số 4-4B Lê Quý Đôn, quận...

TPHCM: Các bệnh viện nói vẫn đủ thuốc hiếm dùng phẫu...

0
(SGTT) – Theo đại diện của một số bệnh viện có triển khai kỹ thuật mổ tim trên địa bàn TPHCM, hiện Protamin sulfat...

Sở Y tế TPHCM: Dịch vụ thẩm mỹ không gây tê...

0
(SGTT) - Trong thời gian vừa qua, TPHCM ghi nhận nhiều ca tai biến liên quan dịch vụ làm đẹp như hoại tử mũi...

Hàng loạt ca tai biến, bác sĩ cảnh báo hậu quả...

0
(SGTT) - Trong thời gian vừa qua, nhiều bệnh viện tại TPHCM, Hà Nội liên tục ghi nhận không ít các ca tai biến...

Kết nối