Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Nông dân Phú Yên rào chuột, cứu lúa non

(SGTT) - Vụ Đông xuân 2022-2023 không có lũ lụt lớn nên chuột sinh sôi nhiều, phá hoại lúa trên diện rộng ở Phú Yên. Những ngày qua, nông dân tỉnh Phú Yên "xuất hành đầu năm" ra đồng ngăn chặn chuột cắn phá lúa bằng cách dùng lưới cước dựng hàng rào, bao ni lông quanh ruộng lúa ngăn chặn chúng cắn phá lan từ đám này sang đám khác.

Trên cánh đồng rộng lớn từ phường Phú Đông, Phú Lâm (TP Tuy Hòa), qua xã Hòa Thành đến phường Hòa Vinh (TX Đông Hòa), vòng lên xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), nông dân dựng lên nhiều dãy ni lông đủ sắc màu để rào chuột.

hững ngày qua, nông dân tỉnh Phú Yên "xuất hành đầu năm" ra đồng ngăn chặn chuột cắn phá lúa bằng cách dừng lưới cước dựng hàng rào, bao ni lông quanh ruộng lúa ngăn chặn chúng cắn phá lan từ đám này sang đám khác. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Những ngày qua, nông dân tỉnh Phú Yên "xuất hành đầu năm" ra đồng ngăn chặn chuột cắn phá lúa bằng cách dừng lưới cước dựng hàng rào, bao ni lông quanh ruộng lúa ngăn chặn chúng cắn phá lan từ đám này sang đám khác. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Ông Nguyễn Văn Kiên, ở xã Hòa Thành, cho hay “Năm nay có lụt nhưng lụt nhỏ chỉ ngập nửa bờ ruộng, chỗ ruộng cao thì chưa ngập đầu “ông Tý” nên chuột sinh sản nhiều cắn lúa từ khi cây lúa vừa ra lá non. Khắp các bờ vùng, chuột đùn hang ở sâu khó đào bắt. Khu vực này không có đám ruộng nào không có “dấu răng” của chuột. Giải pháp đầu tiên cứu lúa khỏi bị chuột cắn nông dân dựng hàng rào ni lông ngăn chuột từ bờ bò vào cắn lúa”.

Tương tự các thửa ruộng gần bờ vùng, bờ thửa ở phường Phú Đông - cạnh Quốc lộ 1A, chuột cũng không bỏ sót đám ruộng nào. Có đám bị chuột cắn, lúa thưa thớt với nhiều khoảnh đất trống to bằng cái nong, cái nia rải rác trong ruộng. Theo kinh nghiệm, ngoài việc lấy nước vào cho ruộng “ngập lụt” ngăn chuột lội vào, nông dân rào ni lông quanh bờ để ngăn “họ nhà chuột” cắn phá gây hại lúa.

Cắm cọc dựng hàng rào lưới cước, ông Bùi Văn Nghĩa, ở xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), cho hay trước Tết lúc đó lúa mới sạ còn nhỏ bị ốc ăn thì trong năm cấy dặm tu bổ đám ruộng. Ra Giêng lúa lớn bị chuột cắn đứt tiện gốc, lúa thưa thớt, nếu không ngăn chặn, chuột cắn đến cuối vụ mất năng suất.

Ngay từ đầu vụ, nông dân chủ động ngăn chặn chuột cắn phá lúa bằng cách lập hàng rào, dùng nilon bao quanh ruộng lúa ngăn chặn chúng cắn. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Ngay từ đầu vụ, nông dân chủ động ngăn chặn chuột cắn phá lúa bằng cách lập hàng rào, dùng nilon bao quanh ruộng lúa ngăn chặn chúng cắn. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

“Chiều qua tôi chở má tôi đi họp người già, sáng tranh thủ ra ruộng rào chuột. Vui Xuân nhưng không quên bảo vệ mùa màng”, ông Nghĩa nói.

Cạnh đó ông Phan Văn Sơn, đi thăm ruộng, nói “Vui Tết nhưng cũng lo đám ruộng, sáng, trưa, tranh thủ ra ruộng lấy nước, vãi phân, rào hàng rào ngăn miệng “ông Tý” cắn lúa. Có người còn dùng ni lông “bẹo” chuột (dọa cho chuột sợ), nhưng “bẹo” chỗ này chuột cắn chỗ khác”.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, vụ lúa Đông xuân nông dân đã gieo sạ 24.063ha, hiện ốc bươu vàng, chuột phát sinh gây hại trên diện tích 13ha. Ngoài ra, còn có một số đối tượng sinh vật khác như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ trĩ gây hại rải rác dưới mức nhiễm trên tại các huyện Đồng Xuân, Phú Hòa, Tây Hòa, TX Đông Hòa, Sông Cầu và TP Tuy Hòa.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, cho biết do vụ này không có lụt lớn nên số chuột còn lại trên đồng rất nhiều và chúng đã cắn phá mạnh trong giai đoạn đầu. Ngay từ đầu vụ, nông dân chủ động ngăn chặn chuột cắn phá lúa bằng cách lập hàng rào, dùng ni lông bao quanh ruộng lúa ngăn chặn chúng cắn phá lan từ đám này sang đám khác. Thời gian đến, ốc bươu vàng, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn … gây hại, do đó các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác điều tra, theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời. Tiếp tục triển khai diệt chuột sau Tết Nguyên đán Quý Mão bảo vệ mùa màng.

Mạnh Hoài Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng chưa được bố trí...

0
(SGTT) - Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bão số 3 và mưa lũ sau...

Thời tiết xấu, dịch bệnh làm giảm sản lượng thanh long...

0
(SGTT) - Thanh long Bình Thuận mùa vụ 2024 đang đối mặt với việc sản lượng sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ...

TrueCoop cùng đối tác liên kết phát triển nông nghiệp hữu...

0
(SGTT) – Ngày 29-5, Hợp tác xã điều hữu cơ TrueCoop đã ký kết hợp tác với hai đơn vị là Công ty TNHH...

Mùa màng rơm rạ quê nhà

0
(SGTT) - Vụ mùa đến, những đụn rơm vàng óng trải khắp nơi. Lúa về nhà trước, rơm rạ về sau. Niềm hân hoan...

Thủ phủ dừa Bến Tre ‘gồng mình’ chống chọi với xâm...

0
(SGTT) - Mặc dù giá dừa đang tốt hơn năm trước nhưng tình hình hạn mặn, mùa khô kéo dài đã khiến năng suất...

Áp dụng mô hình nông lâm kết hợp hướng đến tiêu...

0
(SGTT) - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nông lâm kết hợp là một mô...

Kết nối