Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Nỗi lo “ông múa lân” và chuyện bánh trái trong mùa trung thu

(SGTT) – Tết Trung thu năm nay đang gần đến, ở quê tôi, không khí sôi động hẳn lên từ những sắc màu “Long - Lân” truyền thống. Hòa theo đó là tiếng trống tập múa, vang vọng từ đầu thôn đến cuối xóm, từ hẻm phố đến đầu đường. Đi đâu cũng thấy các em rủ nhau mua đầu lân, mua trống trong không khí rộn ràng.
Nhóm múa lân có khi là những em nhỏ trong độ tuổi tiểu học. Ảnh minh họa: Tiên Sa

Sôi động nhất là những đội lân “nhí” ra sức tập luyện, thu hút nhiều trẻ em đi theo xem, cổ động, nhất là sau giờ tan tầm, tan trường. Thậm chí một số đội lân còn tập trên các con đường giao thông nông thôn. Chưa hết, trong tập múa, biểu diễn, gặp trời mưa, gây trơn trượt rất nguy hiểm cho các pha nhảy múa trên giàn sắt, giàn gỗ trông thật rủi ro.

Tất cả các hoạt động trên đều cảnh báo mối hiểm nguy về an toàn tính mạng cho các em. Ngoài ra, trong biểu diễn, có lúc còn có những màn trình diễn như phun lửa, rất dễ gây hỏa hoạn hoặc cháy bỏng. Ở quê tôi, đến mùa trung thu, có khi các em hóa thân thành Ông Địa hay Tề Thiên bị bỏng hay té ngã bởi lửa cũng như tiền từ chủ nhà cho treo quá cao, phải với lên để lấy.

Có đôi khi múa lân gây nên tình trạng mất trật tự trên đường phố. Ảnh minh họa: Tiên Sa

Tôi còn nhớ, có năm, sau khi múa lân tại một nhà chị hàng xóm, đội múa “nhí” chuẩn bị về thì chị chủ gọi lại và dặn "khuyến mãi" thêm màn phun lửa. Kết quả, ông Địa bị cháy tóc bởi màn phun lửa gặp sự cố. Phức tạp hơn, có nhiều trận cãi vã, đánh nhau do tranh giành nơi để múa lân.

Ngoài ra, trong mùa trung thu, tình trạng bánh trái, kẹo liên quan kém chất lượng hay hàng nhái cũng đáng để lo. Nếu vô tình dùng phải thì chuyện ngộ độc thực phẩm hay dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe rất dễ xảy ra.

Những mẩu bánh handmade vẫn còn là câu chuyện bỏ ngỏ về chất lượng. Ảnh minh họa: Tiên Sa

Mùa Trung thu 2022 đã cận kề, rất mong các bậc phụ huynh, tổ chức hội đoàn thể ở địa phương, nhà trường, các ngành chức năng nên quan tâm, tổ chức, hướng dẫn các em tập dượt, biểu diễn, đi lại, ăn uống, vui chơi... sao cho an toàn. Có như thế, Tết Trung Thu 2022 mới được an vui và trọn vẹn.

Tiên Sa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chuyện làm những chiếc lồng đèn truyền thống: Khi đam mê...

0
(SGTT) - Những chiếc lồng đèn truyền thống không đem lại nguồn thu nhập cao cho người làm ra chúng, nhưng dù vậy vẫn...

Thị trường bánh trung thu khởi động, giá bánh tăng nhẹ

0
(SGTT) - Những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, nhiều tuyến đường lớn tại TPHCM đã xuất hiện hàng loạt quầy bán bánh trung...

Độc đáo nghệ thuật Múa Thiên Cẩu tại Hội An

0
(SGTT) - Triển lãm ảnh nghệ thuật Múa Thiên Cẩu tại Phố cổ Hội An (Quảng Nam) diễn ra trong hai ngày 27-9 và...

‘Chen chúc’ chơi Trung Thu ở phố lồng đèn Lương Nhữ...

0
(SGTT) - Phố lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5, TPHCM) luôn là điểm đến "nóng" mỗi dịp Trung Thu về. Riêng năm nay,...

TPHCM: Chợ lồng đèn bán sớm, tiểu thương nhập hàng dè...

0
(SGTT) – Hơn 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cửa hàng trên các tuyến đường ở quận 5 (TPHCM) như Lương...

Phố lồng đèn chật ních người, “nhuộm sắc đỏ” đón Trung...

0
(SGTT) - Được mệnh danh là con phố lồng đèn lâu đời bậc nhất Sài thành, phố Lương Nhữ Học (quận 5) là nơi...

Kết nối