Chủ Nhật, Tháng tư 27, 2025

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng các loại nước uống tốt cho sức khỏe

(SGTT) - Thị trường đồ uống Việt Nam năm 2024 ghi nhận bức tranh phân hóa rõ nét với ngành bia phục hồi sản lượng, nước giải khát duy trì đà tăng trưởng tốt, trong khi ngành rượu tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Ngành nước giải khát ghi nhận tăng trưởng tích cực trong năm 2024 và xu hướng tiêu dùng mới đó là người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Mới đây, Hội thảo “Cập nhật xu hướng đồ uống hiện tại và tương lai, giới thiệu công nghệ tiên tiến hỗ trợ sản xuất ngành đồ uống” do Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam tổ chức cho biết sau giai đoạn suy giảm vì dịch Covid-19 và tác động của Nghị định 100, ngành bia đã ghi nhận mức tăng trưởng dương năm thứ hai liên tiếp, với sản lượng năm 2024 tăng 2% so với năm trước.

Đại diện hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi tại hội thảo. Ảnh: BTC

Khu vực nông thôn là động lực chính khi doanh số tăng tới 9,2%, bù đắp cho mức giảm nhẹ 0,3% tại khu vực thành thị. Phân khúc bia cao cấp duy trì vị trí dẫn đầu, chiếm 74,5% tổng doanh số, trong đó phân khúc siêu cao cấp tăng trưởng mạnh tới 84,5%. Tuy vậy, doanh thu toàn ngành bia giảm nhẹ 0,3% do giá bán trung bình giảm 3,1%.

Trong khi đó, ngành nước giải khát tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt. Năm 2024, sản lượng tiêu thụ đạt 4,66 tỉ lít, tăng 4,8% so với năm 2023. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe như nước ít đường, không đường, bổ sung vitamin và khoáng chất. Phân khúc cao cấp chiếm 55,1% doanh số toàn ngành và tăng trưởng mạnh 38,1%. Tuy nhiên, nước ngọt có ga gặp thách thức do lo ngại về sức khỏe và xu hướng tiêu dùng thay đổi.

Ngược lại, thị trường rượu vẫn chưa thoát khỏi khó khăn với sức tiêu dùng suy giảm sâu, tỉ lệ rượu lậu, giả, nhái vẫn chiếm tới hơn 63%, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp chính thống.

Theo đại diện hiệp hội, dù vẫn còn nhiều dư địa phát triển nhờ dân số trẻ và nhu cầu tiêu dùng nội địa lớn, ngành đồ uống Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức từ các chính sách siết chặt thuế tiêu thụ đặc biệt và quy định về quảng cáo, bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, xu hướng tiêu dùng dịch chuyển rõ rệt sang các sản phẩm đồ uống lành mạnh, an toàn, giá hợp lý. Các doanh nghiệp trong năm 2025 cũng đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất bền vững, tiết kiệm năng lượng, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

Hoàng An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cân nhắc kỹ việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt...

0
(SGTT) - Tại buổi thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), một số đại biểu đề nghị, cần...

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt...

0
Trong đề án xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, ngoài nội dung...

Bản tin 360 độ sống khỏe: Những lưu ý khi uống...

0
(SGTT) - Theo bác sĩ, việc ngâm rượu từ thực vật, động vật phải có sự chỉ định của các bác sĩ Đông y....

TPHCM kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu sau...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, kế hoạch kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh...

Liên tiếp xảy ra ngộ độc rượu: Hồi chuông cảnh báo...

0
(SGTT) - Chỉ trong ba ngày, TPHCM đã xảy ra liên tiếp hai vụ ngộ độc methanol nghiêm trọng sau khi uống rượu. Theo...

Chuyên gia chỉ cách xử trí kịp thời khi ngộ độc...

0
(SGTT) - Trong thời gian vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã liên tục cấp cứu nhiều ca ngộ độc rượu. Đáng...

Kết nối