Thứ Ba, Tháng 7 8, 2025

Người ‘đánh thức’ nghệ thuật pháp lam sau trăm năm ‘say giấc’

Nhịp đập thị trườngĐời sốngNgười ‘đánh thức’ nghệ thuật pháp lam sau trăm năm ‘say giấc’
(SGTT) - Pháp lam là một loại hình nghệ thuật trang trí bắt nguồn từ châu Âu, truyền sang Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng. Gắn liền với văn hóa Huế, pháp lam từng được sử dụng để trang trí nội ngoại thất tại các cung điện xưa. Tuy nhiên, nghệ thuật này chỉ tồn tại trong khoảng 60 năm, để rồi sau đó chỉ còn nhìn thấy trong lồng kính ở bảo tàng hoặc những công trình xưa cũ.


Mang một tình yêu dành cho Huế, đặc biệt là pháp lam, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết đã dày công nghiên cứu và phục dựng. Ban đầu, ông chỉ mong khôi phục kỹ thuật pháp lam Huế để phục vụ trùng tu di tích.

Nhưng càng dấn thân, ông càng say mê. Ông theo học Thạc sĩ Vật lý, nghiên cứu sâu bằng phương pháp khoa học. Năm 2005, với 10 mẫu thử nghiệm thành công, ông Đỗ Hữu Triết đã trở thành người đầu tiên hồi sinh nghệ thuật pháp lam sau hơn 200 năm thất truyền.

Không chỉ “đánh thức” thành công một nét đẹp văn hóa vốn đã thất truyền sau ngần ấy thời gian, ông còn nhân rộng và lan tỏa tình yêu nghệ thuật này với nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ông sáng lập Công ty TNHH Thái Hưng, nơi sản xuất và ứng dụng pháp lam thành các sản phẩm trang trí nội thất, đồ lưu niệm... Cơ sở cũng luôn mở cửa và chào đón những ai muốn đến trải nghiệm và không phải tốn phí. Bởi lẽ ông không muốn pháp lam chỉ sống trong ký ức bảo tồn mà phải bước ra đời sống, chạm vào trái tim đại chúng.

KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục