Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024

Ngắm những công trình kiến trúc được đề cử vào ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’

(SGTT) – Nhà hát Đó ở Khánh Hòa, cầu ngói Thanh Toàn ở Thừa Thiên Huế và nhà thờ Thái Yên ở Thanh Hóa… là những công trình đẹp, được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị đề cử vào “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo” trong khuôn khổ chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023”.

Nhà hát Đó, Khánh Hòa

Nhà hát Đó được xây dựng ở khu vực Bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, khánh thành đầu tháng 4. Kiến trúc công trình được lấy cảm hứng từ chiếc đó – dụng cụ đánh bắt cá của người Việt. Đan xen phía bên ngoài là các khung thép và hình ảnh nhánh san hô xen lẫn các viên ngọc trai hình tròn.

Kiến trúc công trình được lấy cảm hứng từ chiếc đó - dụng cụ đánh bắt cá của người Việt. Ảnh: Thi Ân

Theo báo Khánh Hòa, công trình có tổng diện tích 2.500m², với 536 chỗ ngồi, toàn bộ hệ thống cơ khí, kỹ thuật sân khấu, âm thanh ánh sáng được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Nhà hát Đó là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và tương lai để có thể đem đến trọn vẹn những xúc cảm của nghệ thuật dân gian Việt Nam, cũng như nghệ thuật đương đại của thế giới.

Cầu ngói Thanh Toàn, Thừa Thiên Huế

Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là chiếc cầu bằng gỗ được kiến trúc theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà dưới cầu).

Ảnh: Nhân Tâm

Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam, cầu ngói Thanh Toàn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích cấp quốc gia.

Nhà thờ Thái Yên, Thanh Hóa

Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn

Nhà thờ Thái Yên nằm trên địa bàn xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Nhà thờ được xây dựng trên nền nhà thờ cũ, có lịch sử từ đầu thế kỷ 20. Thái Yên là một giáo xứ thuộc giáo hạt Ba Làng và được thành lập từ năm 1896.

Tòa thánh Tây Ninh

Toà thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, toạ lạc tại huyện Hoà Thành, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 4km. Công trình này được khởi công xây dựng từ khoảng năm 1933, hoàn thành vào năm 1947. Tòa thánh được xem là Tổ đình – nơi khai sinh đạo Cao Đài và là toà thánh lớn bậc nhất của tôn giáo này.

Ảnh: Henry Dương

Điều đặc biệt là gần 100 công trình của toà thánh được xây dựng bằng bê tông cốt tre. Tòa thánh có 12 cổng, các cổng đều được chạm khắc tinh xảo với hình tứ linh và hoa sen.

Chùa Kh’leang, Sóc Trăng

Chùa Kh’leang được xây dựng cách đây hàng trăm năm, gắn liền với những truyền thuyết của địa danh Sóc Trăng. Chính điện chùa Kh’leang nằm trên nền đất cao rộng, không gian xanh, đặc biệt có nhiều cây thốt nốt – loài cây đặc trưng của người Khmer.

Chùa Kh'leang là một công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao, mỗi hạng mục trong chính điện là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.  Ảnh: Henry Dương

Phần nội thất của chánh điện chùa Kh’leang có sự giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh, Khmer, Hoa trong một không gian kiến trúc. Điều này thể hiện rõ trên những cây cột gỗ như nghệ thuật sơn mài Việt, cách phối hợp màu sắc truyền thống người Khmer và nét vẽ đặc trưng của người Hoa.

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5-2019, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh được tỉnh Bắc Ninh tọa lạc tại khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là nơi biểu diễn quan họ – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh là nơi biểu diễn quan họ – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Với kiến trúc độc đáo, có sự pha trộn hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tọa lạc trên khu đất có diện tích 19.400m2 gồm trụ sở làm việc ba tầng, công trình nhà hát chính và hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà. Mặt trước nhà hát là giàn mái thép uốn cong; khu vực sân khấu được thiết kế kiểu kiến trúc mái đình, tạo cảm giác các liền anh, liền chị biểu diễn trong ngôi đình truyền thống.

Đăng Huy

Tiếp nối thành công sau hai năm triển khai, ban tổ chức chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” đang nhận đề cử cho “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023” với 5 hạng mục: Top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng, Top 7 công trình kiến trúc độc đáo, Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung, Top 7 điểm du lịch có cảnh đẹp ấn tượng và Top 7 điểm du lịch sinh thái.Bạn đọc yêu thích du lịch, mong muốn chia sẻ và giới thiệu những điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn có thể gửi hình ảnh đề cử vào email: top7atvn@kinhtesaigon.vn. Chi tiết thể lệ chương trình xem tại đây.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những công trình kiến trúc nổi bật trong đề cử ‘Top...

0
(SGTT) - Nhà thờ Ka Đơn (Lâm Đồng), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay chùa Tiêu Dao (Hà Nội)… là những công trình...

Ngắm những điểm du lịch biển qua đề cử ‘Top 7...

0
(SGTT) - Gành Hang ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), con đường giữa biển ở Điệp Sơn (Khánh Hòa) hay làng chài cổ Cái...

Khám phá những điểm cắm trại trong đề cử ‘Top 7...

0
(SGTT) - Cắm trại, hòa mình vào thiên nhiên là lựa chọn lý tưởng để thư giãn và trải nghiệm. Dưới đây là các...

Mở cổng bình chọn ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ đến...

0
(SGTT) - Chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2024 chính thức khép lại quá trình nhận đề cử từ ngày 21-11-2024....

Dấu xưa – Hồn phố: Về An Giang khám phá kiến...

0
(SGTT) - Chùa Chi Cà Ên còn gọi là chùa Toul Sophy, nằm tại ấp Tà On, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh...

Thăm những làng nghề truyền thống trong đề cử ‘Top 7...

0
(SGTT) – Thông qua đề cử “Top 7 Ấn tượng Việt Nam”, các làng nghề truyền thống trên cả nước mang đến cho du...

Kết nối