(SGTT) - Trong thế giới nhộn nhịp và đa dạng của nghệ thuật, múa ballet nổi bật với sự tinh tế và sức mạnh tinh thần. Học múa ballet không chỉ là việc tập luyện cơ bắp và kỹ thuật vận động mà còn là hành trình của sự sáng tạo. Khi tập múa ba lê với giai điệu đẹp và động tác chuẩn, bạn có thể cảm nhận âm nhạc bằng cơ thể và tâm trí, tiếp thu ý nghĩa tinh thần tích cực chứa đựng trong hình ảnh âm nhạc và khiêu vũ, đồng thời vô thức nuôi dưỡng cảm xúc và thẩm mỹ.
- Gần 1000 vận động viên tranh giải trong bộ môn việt dã thuộc khuôn khổ Olympic 2030
- Những bài tập tăng chiều cao cho người sau 20 tuổi
Lợi ích của học múa ba lê, bạn đã biết chưa?
Nâng cao sức khỏe thể chất
Việc phát triển khả năng định hướng không gian của cơ thể qua những động tác uyển chuyển trong múa ba lê không chỉ đem lại sự duyên dáng cho di chuyển mà còn góp phần quan trọng vào việc cải thiện các khía cạnh quan trọng của sức khỏe.
Một trong những ưu điểm nổi bật là tăng cường khả năng giữ thăng bằng, tính linh hoạt, sức bền bỉ và sự nhanh nhẹn. Vì vậy, các nghệ sĩ múa ba lê không chỉ tập luyện để thực hiện những động tác phức tạp mà còn rèn luyện tinh thần tập trung và kiên nhẫn. Bài tập này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tích cực đến tốc độ trao đổi chất cơ bản trong cơ thể.
Cải thiện tư thế
Múa ba lê là bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự dẻo dai và khéo léo. Thông qua tập luyện, tư thế cơ thể sẽ được điều chỉnh đối xứng qua xương chậu, hình thành cột sống chính xác và cải thiện tư thế một cách hiệu quả.
Hỗ trợ tinh thần
Ba lê thể hiện thế giới nội tâm thông qua các chuyển động âm nhạc, nét mặt và cử chỉ. Bằng cách thực hành các động tác nhẹ nhàng theo nhịp điệu, bạn có thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn một cách tự nhiên. Ngoài ra, khi bạn di chuyển theo nhịp điệu, bạn học cách thể hiện bản thân, điều này tạo dựng sự tự tin, giảm bớt trầm cảm và giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn.
Hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội
Việc tham gia lớp học múa ba lê đem đến cho bạn cơ hội vượt qua sự nhút nhát hoặc lúng túng trong việc xử lý tình huống và xây dựng mối quan hệ xã hội. Nỗi sợ hãi có thể được giảm bớt bằng cách thực hành và trải nghiệm múa ba lê trên sân khấu. Thông qua quá trình này, bạn có thể học các kỹ năng xã hội như hợp tác, tin tưởng và giao tiếp.
Hiệu quả giáo dục
Ba lê không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong tất cả các thể loại khiêu vũ như jazz, dance sports, hip hop, tap dance, nhảy hiện đại. Đây được coi là một điểm xuất phát tuyệt vời cho những người muốn khám phá và chinh phục nhiều hơn trong lĩnh vực nghệ thuật này.
Việc học ba lê không chỉ giúp xây dựng nền tảng vững chắc mà còn mang lại những lợi ích giáo dục to lớn. Kỹ thuật khiêu vũ và âm nhạc đã được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến khả năng chú ý, trí nhớ, quá trình học tập và nhận thức. Điều này không chỉ làm cho việc học khiêu vũ trở nên thú vị mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của cá nhân, tạo ra những cơ hội học tập đa chiều và đa sắc mà ballet mang lại.
Rèn luyện tính kiên nhẫn
Sự phát triển của các yếu tố phi trí tuệ như cảm xúc, thẩm mỹ và ý chí là chìa khóa cho sự phát triển tinh thần lành mạnh của người học, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi rèn luyện kỹ năng múa cơ bản, bạn có thể phát triển ý chí đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng một cách thích hợp.
Những lưu ý khi học múa ba lê
- Tìm một nhà cung cấp dịch vụ đào tạo có trình độ để giúp bạn học tư thế thích hợp ngay khi bạn bắt đầu. Ba lê là bộ môn nghệ thuật chú trọng vào việc bạn tiếp xúc như thế nào ở lần đầu tiên. Nếu cơ thể bạn nhận thức sai và trở thành một thói quen xấu thì sẽ rất khó để sửa chữa. Với việc luyện tập nhất quán và đúng cách, bạn có thể cải thiện được tư thế và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
- Giày múa ba lê phải mềm mại, phù hợp với kích cỡ, mức độ thoải mái của chân.
- Nếu bạn là người mới bắt đầu tập, bạn nên tập nhẹ nhàng, vừa phải, tránh để cơ thể phải chịu lực mạnh, đồng thời không nên tập quá nhanh để tránh căng cơ, gân.
- Trong quá trình tập luyện, nếu thấy đau ở khớp gối và mắt cá chân, trước tiên hãy chườm đá trong 10 phút để giảm đau, nếu triệu chứng nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện.
- Khi mới bắt học học, bạn nên luyện tập 15 phút mỗi ngày tùy theo thể trạng của cơ thể và tăng lên 30 phút khi đã thành thạo. Nghỉ giải lao vào những thời điểm thích hợp trong khi tập thể dục để tránh chấn thương cho cơ chân và gân.
Một số trung tâm dạy múa Ballet tại TPHCM
- Trung Tâm Đào Tạo Năng Khiếu & Âm Nhạc Vũ Mỹ Centre - 800.000 đồng/tháng
- Trung tâm Kids Art & Music Saigon (KAMS) - 3.600.000 đồng/khóa (khóa 24 buổi)
- Artiste School - 1.200.000/tháng 8 buổi
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều bài dạy học múa ba lê an toàn tại nhà, độ tuổi nào cũng có thể học và tập luyện, tuy nhiên, nếu bạn có con nhỏ, các chuyên gia khuyến khích bạn nên cho trẻ học múa ballet từ khi còn nhỏ vì những lợi ích tuyệt vời mà bộ môn nghệ thuật này mang lại. Một giáo viên dạy múa ba lê cho biết “Độ tuổi thích hợp nhất để học ba lê là từ 3 tuổi trở lên, khi đó bài tập cũng chỉ dừng lại ở mức đơn giản nhất, nếu không ba lê sẽ làm phản tác dụng với các con vì lúc này hệ thống xương của các con còn rất non nớt nên mình phải lựa chọn những bài tập phù hợp cho độ tuổi này”.
Theo Odette Ballet, Naver
Trang Nguyen tổng hợp