Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Lên kế hoạch khám phá 5 lễ hội mùa Thu tại Việt Nam

Các địa phương trọng điểm du lịch đang tích cực tổ chức các lễ hội nhằm thu hút khách đến trong những tháng cuối năm. Trong đó có Lễ hội mùa Thu - Festival Huế 2023, lễ hội “Thu Hà Nội – Đến để yêu”, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc tại Hải Dương hay lễ hội mùa vàng Mù Cang Chải.

Lễ hội “Huế vào Thu”

Lễ hội mùa Thu với chủ đề “Huế vào Thu” sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 9 với điểm nhấn là lễ hội Áo dài gắn với Tuần lễ Áo dài cộng đồng, lễ hội Đèn lồng, Ngày hội lân, hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân…

Lễ hội mùa Thu với chủ đề “Huế vào Thu” sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 9. Ảnh: Hoàng Lê

Đặc biệt, lễ hội Áo dài “Chuyện kể từ một dòng sông” diễn ra tối 12-8 là một chương trình biểu diễn nghệ thuật áo dài độc đáo và mới lạ, kết hợp thời trang, biểu diễn nghệ thuật.  Sân khấu của lễ hội Áo dài Huế 2023 lấy bối cảnh dòng sông Hương, nhưng không lặp lại các vị trí đã từng biểu diễn.

Toàn cảnh không gian diễn kết hợp dưới nước, trên bờ, cồn cát, cỏ hoa trên sông và trên không trung... Toàn bộ các tiết mục được dàn dựng, biên đạo thể hiện nét đặc trưng văn hóa Huế. Du khách sẽ được thưởng thức các bộ sự tập áo dài đặc sắc cùng âm nhạc, những ca khúc nổi tiếng về dòng sông, hò Huế.

“Thu Hà Nội – Đến để yêu”

Mùa Thu năm 2023, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Festival với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” nhằm quảng bá nét đẹp, giá trị văn hóa, du lịch; khai thác sự độc đáo và tôn vinh các danh thắng, di tích, di sản của thủ đô.

Lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Festival với chủ đề “Thu Hà Nội-Đến để yêu”. Ảnh: Trần Tài

Sẽ có 150 gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch tiêu biểu; không gian “Sắc hoa mùa Thu;” “Vườn ánh sáng" bằng sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ; “Quà tặng mùa Thu.” Bên cạnh đó là hoạt động diễu hành, trình diễn lân sư rồng, rước đèn Trung Thu, trình diễn múa rối cạn, giới thiệu nghệ thuật chế biến và thưởng thức trà sen Hồ Tây...

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc tại Hải Dương

Tại Hải Dương, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ diễn ra tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc, kết hợp với Tuần Văn hóa du lịch, giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Hải Dương. Lễ hội diễn ra từ ngày 24-9 đến ngày 4-10 tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cùng với khu di tích đền Kiếp Bạc, di tích danh thắng Côn Sơn là điểm du lịch hấp dẫn tại Hải Dương. Ảnh: Vương Lộc

Lễ hội góp phần quảng bá, lan tỏa tốt hơn nữa hình ảnh của Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc trong bối cảnh tỉnh Hải Dương đang phối hợp với các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Lễ hội "Mùa vàng năm 2023" tại Mù Cang Chải

Tại lễ hội Mùa vàng năm 2023, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Tết Độc lập 2-9 với chủ đề “Rạng rỡ quê hương;” Hội thi Nghệ thuật truyền thống và trình diễn trang phục các dân tộc... Trong Ngày hội văn hóa ẩm thực, các đầu bếp nổi tiếng sẽ trình diễn chế biến đặc sản từ nguyên liệu của địa phương.

Hoạt động bay dù lượn tại Mù Cang Chải. Ảnh: Phượng Đi Đâu

Nhân dịp này, lễ công bố quyết định và đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật khèn của người Mông ba huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn... sẽ được tổ chức. Ngoài ra, trong Lễ hội mùa vàng 2023, còn diễn ra các hoạt động như Festival Dù lượn Khau Phạ; Giải chạy trực tuyến "Green Virtual Race Mu Cang Chai 2023"; Giải chạy Marathon "Mu Cang Chai Ultra Trail"...

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2023 tại Quảng Nam

Tại Quảng Nam, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2023 sẽ diễn ra từ ngày 31-8 đến 3-9 với chủ đề “Xứ Quảng với tinh hoa ẩm thực bốn phương”. Sự kiện nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy và khai thác có hiệu quả giá trị văn hóa, ẩm thực trong du lịch.

Du khách tự tay làm mì Quảng ở Quang Nam. Ảnh: Minh Hải

Ban tổ chức mời 26 nghệ nhân, đầu bếp, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng các món ăn truyền thống đặc sắc của tỉnh với chủ đề “Hành trình ẩm thực đất Quảng;” tái dựng câu chuyện giá trị lịch sử món ăn ở vùng đất này. Đồng thời, Ban tổ chức công bố quyết định đưa nghề chế biến mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia...

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến hết tháng Bảy vừa qua, toàn ngành đã đạt 83% kế hoạch cả năm về đón khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, lượng khách nội địa đạt 76,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 416.600 tỉ đồng. Du lịch Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng khi bước vào mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm.

Đăng Huy tổng hợp

Theo Vietnamplus, báo Nhân Dân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

11 điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá...

0
(SGTT) - Hàn Quốc sở hữu nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, trong đó nổi bật là đảo Jeju. Đây là hòn đảo...

Ý nghĩa phong tục thả đèn nước Lôi Protip của đồng...

0
(SGTT) - Lễ hội Lôi Protip hay lễ hội thả đèn nước là một nghi lễ của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, thường...

Ghé thăm Zurich ngày cuối Thu

0
(SGTT) - Zurich - thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ hấp dẫn du khách nhờ không gian thanh bình, kiến trúc cổ kính...

Dạo quanh làng cổ Colmar ngày cuối Thu

0
(SGTT) - Colmar nằm bên dòng sông Lauch, cách Strasbourg khoảng 70km, được biết đến là một trong những ngôi làng đẹp nhất nước...

Đà Nẵng tổ chức loạt sự kiện chào Giáng sinh và...

0
(SGTT) - Từ ngày 14-12-2024 đến 2-1-2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang...

Bức tranh mùa Thu tại Quebec, Canada

0
(SGTT) - Thành phố Quebec (Canada) nổi bật với khung cảnh cổ kính và thơ mộng. Vào mùa Thu, thành phố rực rỡ sắc...

Kết nối